Đưa nông sản Việt Nam đến nhiều thị trường khó tính hơn

Đưa nông sản Việt Nam đến nhiều thị trường khó tính hơn; Xử lý triệt để tình trạng chó thả rông; Khởi công dự án Kè An Lộc vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng.

Quỳnh Anh  | 

Đưa nông sản Việt Nam đến nhiều thị trường khó tính hơn

Tự động

Đưa nông sản Việt Nam đến nhiều thị trường khó tính hơn

  • Xử lý triệt để tình trạng chó thả rông ở từng xã

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNTvừa có chỉ thị đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn. Đồng thời, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả cao các biện pháp phòng, chống bệnh dại tại địa phương. Tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã. Tiêm phòng vác xin cho đàn chó, mèo, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 70% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành việc tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi theo quy định.

  • Khởi công dự án Kè An Lộc vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng

Ngày 5/3, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khởi công dự án Kè An Lộc, TP Hồng Ngự. Dự án do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư. Ước tổng kinh phí 312 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án là 15 tháng. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng để chủ động phòng, chống sạt lở bờ sông, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, ổn định đời sống, sản xuất của Nhân dân và tạo vẻ mỹ quan sạch, đẹp, vệ sinh môi trường.

  • Sụt lún đất gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã xảy ra khoảng 340 vụ sụt lún, sạt lở đất, thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Huyện hiện có 264 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài hơn 960 km. Phần lớn đường được xây dựng trên tuyến đê, gần sông, kênh, rạch. Vì vậy, tình hình sạt lở bờ sông, kênh tác động đến tuyến đường. Theo UBND huyện Trần Văn Thời, việc sản xuất nông nghiệp ở địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Năm nay, mưa kết thúc sớm, hạn hán gay gắt làm lượng nước rút nhanh. Ngoài ra, người dân tranh thủ bơm nước vào đồng để đảm bảo sản xuất, khiến hệ thống sông, kênh rạch khô cạn.

  • Giá lúa Đồng bằng sông Cửu Long tăng trở lại

Do nhiều nguyên nhân, kể từ sau Tết Nguyên đán, giá lúa tạiĐBSCL giảm khá mạnh. Tuy nhiên hiện nay, lúa được thu mua tại ruộng đã tăng giá. Theo ngành nông nghiệp một số địa phương, những ngày qua giá lúa tươi tăng trở lại từ 200 - 400 đồng/kg. Vụ lúa năm nay, do thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đẩy mạnh áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, tưới ngập khô xen kẽ nên tiết giảm được chi phí đầu vào. Theo tính toán, với giá thành sản xuất khoảng 4.000 đồng/kg, thời điểm này nông dân đạt lợi nhuận khoảng 40 - 45 triệu đồng 1ha. Vụ đông xuân 2023-2024, toàn vùng ĐBSCL gieo sạ khoảng 1,5 triệu ha, hiện bà con nông dân đã thu hoạch được gần nửa diện tích.

  • Bắc Giang phấn đấu tiêm vacxin cho 80% gia cầm

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm. Một trong những nội dung chính được UBND tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm trong thời gian tới là nâng cao tỷ lệ tiêm vacxin cho đàn vật nuôi. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn người chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động phòng dịch; rà soát, tổ chức tiêm phòng triệt để vacxin cúm gia cầm, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản ước đạt 9,84 tỷ USD, tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ tăng về lượng mà giá nhiều loại nông sản đang ở ngưỡng cao đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Về thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, từ cơ cấu thị trường, có thấy rằng chất lượng nông sản của chúng ta đáp ứng được các thị trường cao cấp. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT tiếp tục thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại để đưa nông sản Việt Nam đến với nhiều thị trường khó tính hơn, đặc biệt là chú trọng xuất khẩu thịt gà.

Băng:

Quỳnh Chi

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 7/3/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tham gia đoàn công tác của Lãnh đạo Chính phủ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Họp với Báo Nông thôn ngày nay.     Họp với các đơn vị thống nhất nội dung một số dự án tiếp nhận tài trợ. Sau đó, Làm việc với Báo Tuổi trẻ và Văn phòng Bộ.

 Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Bộ Nội Vụ. Sau đó,         làm việc với Trường Cao đăng Công nghệ và kinh tế Hà Nội.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự Hội nghị toàn quốc lần thứ hai Triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp thứ 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, QH khóa XV.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp giao ban các đơn vị ngành Lâm nghiệp.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung tiếp tục Tham dự lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 1.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Đưa nông sản Việt Nam đến nhiều thị trường khó tính hơn

Đưa nông sản Việt Nam đến nhiều thị trường khó tính hơn; Xử lý triệt để tình trạng chó thả rông; Khởi công dự án Kè An Lộc vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi