Từng mặt hàng nông sản phải nhắm tới người tiêu dùng cụ thể

Từng mặt hàng nông sản phải nhắm tới người tiêu dùng cụ thể; Tiết kiệm 0,72 tỷ m3 nước khi lấy nước vụ Đông Xuân; Đóng cửa cống ngăn mặn lớn thứ 2 ở ĐBSCL.

Quỳnh Anh  | 10:34 04/03/2024

Từng mặt hàng nông sản phải nhắm tới người tiêu dùng cụ thể

Tự động

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Từng mặt hàng nông sản phải nhắm tới người tiêu dùng cụ thể

Thưa quý vị và bà con, theo Bộ NN-PTNT, 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta ước đạt hơn 9,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,68 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ. Nhìn chung, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, các hoạt động xuất khẩu gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản và nông sản đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo rằng sự hồi phục này là bền vững và không chỉ là một chu kỳ tạm thời. Theo đó, để thương hiệu nông lâm thủy sản của Việt Nam giữ vững vị trí trên trường quốc tế, từng mặt hàng phải nhắm đến đối tượng người tiêu dùng cụ thể.

  • Tiết kiệm 0,72 tỷ m3 nước khi lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân

Báo cáo công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023-2024, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ mới đây, Bộ NN-PTNT cho biết, tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện cả 2 đợt là 2,78 tỷ m3, thấp hơn khoảng 0,72 tỷ m3 so với tổng lượng nước xả dự kiến. Tổng lượng xả năm nay cũng thấp hơn 0,84 tỷ m3 so với năm 2023. Do tiến độ lấy nước đợt 1 nhanh hơn dự kiến, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo rút ngắn 2 ngày, kết thúc lúc 24 giờ ngày 28/1. Đợt 2 thực hiện linh hoạt trong ngày cuối cùng, mực nước thấp hơn so với kế hoạch để tiết kiệm lượng nước xả nhưng vẫn bảo đảm nguồn nước cho công trình thủy lợi vận hành theo nhu cầu. Sau 2 đợt lấy nước, tổng diện tích có nước cả khu vực đạt 99%, diện tích còn lại chủ động nguồn nước.

  • Cống ngăn mặn lớn thứ 2 ở ĐBSCL đóng cửa khẩn cấp

Do độ mặn trên sông Tiền tăng đột biến, theo đề nghị của tỉnh Tiền Giang, chiều ngày 1/3, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 trực thuộc Bộ NN-PTNT đã tổ chức vận hành đóng cửa van ngăn mặn công trình cống âu kênh Nguyễn Tấn Thành - cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở ĐBSCL. Theo đó, từ 14 giờ ngày 1/3, cống âu kênh Nguyễn Tấn Thành tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang đã được đóng kín cửa, ngăn không cho nước mặn từ sông Tiền vào bên trong để trữ ngọt phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân tỉnh Tiền Giang. Khi nước mặn trên sông Tiền giảm ở mức cho phép, cửa cống sẽ mở trở lại. Do đóng cửa cống nên cùng lúc các phương tiện thủy tạm ngưng lưu thông qua khu vực này.

  • Sầu riêng vụ tới có thể không biến động về giá

Trong các loại trái cây xuất khẩu, sầu riêng được xem là sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho Đắk Lắk. Năm 2023, sầu riêng Đắk Lắk đạt sản lượng hơn 225.600 tấn, đứng thứ hai cả nước. Doanh thu từ mặt hàng sầu riêng đạt trên 15.000 tỷ đồng. Riêng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Đắk Lắk trong năm 2023 đạt khoảng 70 triệu USD. Ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk cho biết, sầu riêng vụ tới sẽ không có biến động về giá cả so với năm 2023 vì nhu cầu của Trung Quốc vẫn còn lớn hơn so với điều kiện đáp ứng của Việt Nam. Theo ông Côn, sầu riêng Đắk Lắk trong năm 2024 sản lượng sẽ tăng lên đáng kể, có thể đạt 250 nghìn tấn vì diện tích trồng trước đây bắt đầu cho thu hoạch.

  • Lào Cai sẽ chuyển đổi gần 340ha đất trồng lúa kém hiệu quả trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Lào Cai tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục chuyển đổi gần 340 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, chuyển đổi hơn 147 ha sang trồng cây hằng năm, hơn 174 ha sang trồng cây lâu năm và hơn 17 ha sang trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản tại 5 huyện. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực và phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng.

  • Bắc Kạn đầu tư hơn 800 tỷ đồng phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024, tỉnh Bắc Kạn sẽ đầu tư hơn 819 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó vốn Trung ương hơn 754 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn của tỉnh và nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn này sẽ đầu tư 10 dự án, trong đó có những dự án quan trọng như đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng, trồng mới rừng, trồng dược liệu quý gắn với chế biến sâu sản phẩm. Tỉnh Bắc Kạn cũng dùng vốn từ chương trình để quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

  • Phủ sóng vacxin là yếu tố tiên quyết phòng, chống dịch bệnh

Năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An ghi nhận nhiều loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, bao gồm dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, dại chó, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vi bào tử trùng. Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, UBND tỉnh này đã ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024”. Quá trình thực hiện phải ưu tiên đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin, đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn nhằm tạo miễn dịch quần thể trên địa bàn. Để đạt hiệu quả tối qua và tránh nảy sinh những vướng mắc không đáng có, các đơn vị liên quan cần “lĩnh hội” đầy đủ, đúng trọng tâm kế hoạch tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi năm 2024.

  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho giá trị cao gấp 5 – 6 lần

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, thời gian qua, để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, hình thành những vùng sản xuất tập trung. Chỉ tính riêng năm 2023, toàn thành phố đã chuyển đổi được hơn 899ha; trong đó chuyển sang cây trồng hằng năm là hơn 266ha, cây trồng lâu năm hơn 259ha, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản gần 114ha. Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng hay hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung cho giá trị cao gấp 5-6 lần.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, ngay sau khi Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt, Bộ NN-PTNT cùng các địa phương vùng ĐBSCL đã tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo, đề ra những giải pháp để thực hiện Đề án hiệu quả. Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ NN-PTNT cũng tăng cường tổ chức khảo sát thực địa các mô hình sản xuất lúa tiên tiến tại một số địa phương vùng ĐBSCL. Tại chuyến tham quan mô hình sản xuất lúa an toàn thuộc Dự án sản xuất và liên kết tiêu thụ lúa thơm ST24, ST25 vụ đông xuân 2023 – 2024 ở xã Vĩnh Quới, Thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ:

Băng

Kim Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Từng mặt hàng nông sản phải nhắm tới người tiêu dùng cụ thể

Từng mặt hàng nông sản phải nhắm tới người tiêu dùng cụ thể; Tiết kiệm 0,72 tỷ m3 nước khi lấy nước vụ Đông Xuân; Đóng cửa cống ngăn mặn lớn thứ 2 ở ĐBSCL.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời sự

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô
Thời sự

Trong đợt không khí lạnh này, Bắc bộ thời tiết ít thay đổi. Từ đêm nay, ở Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét.

Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô