Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam

Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam; Long An vẫn chú trọng phát triển thanh long; Một huyện thu 13 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ong lấy mật.

Quỳnh Anh  | 09:23 13/12/2023

Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam

Tự động

Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam

  • Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 đã tổ chức Lễ phát động triển khai đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanhvùng ĐBSCL đến năm 2030”. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là “lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”. Trong đó, lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm. Bộ trưởng cũng cho biết, trong quá trình triển khai đề án, chúng ta sẽ thực hiện thí điểm nhiều chính sách mới. Sau khi thí điểm thành công tại ĐBSCL, đề án sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Tối cùng ngày, Lễ khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 được diễn ra tại quảng trường Hòa Bình, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với Chương trình nghệ thuật “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt Nam”.

  • Long An vẫn chú trọng phát triển thanh long

Theo Hiệp hội Thanh Long tỉnh Long An, trái thanh long Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các nước trong khu vực, thậm chí là Trung Quốc, thị trường tiêu thụ khoảng 80% thanh long của nước ta. Tuy nhiên, địa phương vẫn xem thanh long là cây trồng chủ lực, bởi trái thanh long của tỉnh được bạn hàng đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã, giá cả có thể cạnh tranh. Nếu linh hoạt trong sản xuất trái vụ, kiểm soát hợp lý sản lượng, với giá 25-30.000 đồng/kg, người trồng thanh long vẫn có lãi và tăng trưởng ổn định. Hiệp hội Thanh Long tỉnh Long An khẳng định đủ năng lực cung ứng thanh long cho thị trường EU và những thị trường khó tính khác, quan trọng là doanh nghiệp xuất khẩu và đầu mối tiêu thụ có những chính sách đặt hàng và thu mua ổn định, giá cả hợp lý để nông hộ sản xuất tập trung theo quy mô lớn.

  • Ninh Bình: Quản lý chặt hoạt động chăn nuôi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, năm nay, hoạt động chăn nuôi của người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá bán sản phẩm không ổn định. Tuy nhiên, tổng đàn và sản phẩm chăn nuôi đều tăng so với năm ngoái. Để có được kết quả này, Sở NN-PTNT giao cho chi cục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn cấp huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy mẫu chủ động, bị động để xét nghiệm, đánh giá lưu hành, cảnh báo dịch bệnh. Về công tác tiêm phòng, các địa phương đã tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh dại cho hơn 35.000 con chó. Trên đàn trâu, bò, tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục cho hơn 17.000 con, vacxin phòng bệnh lở mồm long móng hơn 16.000 con. Trên đàn gia cầm, tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm cho 2,2 triệu con.

  • Một huyện thu 13 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ong lấy mật

Nghề nuôi ong lấy mật tại Hà Tĩnh những năm gần đây phát triển mạnh ở các huyện có diện tích rừng lớn. Tại Vũ Quang, thông qua các chính sách hỗ trợ về liên kết sản xuất, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, bao tiêu sản phẩm… của huyện, quy mô số hộ, tổng đàn ong trên địa bàn tăng lên theo từng năm. Hiện địa phương này đã có hơn 1.100 hộ nuôi với hơn 9.000 đàn ong mật. Năm nay, nhờ thời tiết ủng hộ nên các loại cây có tỷ lệ ra hoa cao, tạo ra nguồn mật dồi dào. Ước tính, sản lượng mật thu được trên toàn huyện đạt khoảng 90 tấn, tăng 10 tấn so với năm 2022, tính trung bình với giá bán 200.000đ/lít, người dân Vũ Quang thu về trên dưới 13 tỷ đồng.

  • Thu nhập cao nhờ trồng quýt hôi

Cây quýt hôi, hay còn gọi là quýt rừng vốn mọc tự nhiên trên sườn núi cao, tại các thôn, bản xa trung tâm huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cây đã có từ 100 năm trước và mọc trên sườn núi cao thuộc núi rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Nhận biết đây là loại dược liệu quý nên người dân thường dùng vỏ quýt làm trà uống chữa bệnh ho hen, lá quýt được dùng chế biến các món ăn dân tộc Thái. Để phục hồi và phát triển giống quýt này, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, những năm gần đây, UBND huyện Bá Thước đã vận động người dân trồng cây quýt hôi, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ bà con chăm sóc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình và thời kỳ. Đến nay, huyện Bá Thước đã có gần 800 hộ trồng quýt hôi trên diện tích 80 ha. Mỗi năm 1 ha quýt thường cho sản lượng 6 tấn, thu nhập 90 triệu đồng/ha.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, trong khuôn khổ “Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/12, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại”. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các giải pháp thực hiện mục tiêu của Diễn đàn OCOP vùng ĐBSCL đặt ra. Để thực sự có tính lan tỏa đảm bảo hiệu quả nhất của người sản xuất với người bán hàng và người tiêu dùng. Đồng thời cũng là điểm khởi đầu để Bộ NN-PTNT, các địa phương sẽ tiếp tục thúc đẩy theo dõi đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian tới, phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định vai trò và tính lan tỏa của các sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL.

Băng:

Trọng Linh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 13/12/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục tham dự các sự kiện trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Họp Ban Chỉ đạo IUU do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Chủ trì Hội thảo thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới tại Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Sau đó, làm việc với Văn phòng Điều phối đồng bằng sông Cửu Long và IRRI.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự họp Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII. Dự họp theo lịch Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo về các Văn bản Quy phạm pháp luật năm 2023 của Cục Lâm nghiệp. Sau đó, Dự họp Thường trực Chính phủ theo lịch của Thủ tướng.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung tiếp tục tham sự Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam

Đưa ‘phát triển xanh’ thành thương hiệu lúa gạo Việt Nam; Long An vẫn chú trọng phát triển thanh long; Một huyện thu 13 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ong lấy mật.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời sự

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng