Dùng chế phẩm từ tỏi, ớt, gừng phòng trừ sâu hại cho vườn rau hữu cơ

Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm gần đây, nhiều mô hình liên kết, xây dựng mô hình nông trại rau, dược liệu hữu cơ đã tự sản xuất chế phẩm từ tỏi, gừng, ớt để phun, phòng trừ sâu hại.

Minh Hậu  | 

Dùng chế phẩm từ tỏi, ớt, gừng phòng trừ sâu hại cho vườn rau hữu cơ

Tự động

Radio: Dự án nông nghiệp hữu cơ:

Dùng chế phẩm từ tỏi, ớt, gừng phòng trừ sâu hại cho vườn rau hữu cơ

Thực hiện nội dung: Minh Hậu

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ

Thưa quý vị và bà con! Những năm gần đây, để đảm bảo sức khoẻ, bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao, gia đình bà Lê Thị Thu Hậu đã liên kết, xây dựng mô hình nông trại rau, dược liệu hữu cơ với tổng cộng 3ha tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Điều đặc biệt, để cắt giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả trong sản xuất, gia đình bà Lê Thị Thu Hậu đã tự sản xuất chế phẩm từ tỏi, gừng, ớt để phun, phòng trừ sâu hại.

Nhạc nền:

MC: Bà Lê Thị Thu Hậu 57 tuổi, hiện là Giám đốc Công ty Nông sản Tổ hợp táchữu cơ Hiếu Linh (gọi tắt là Hiếu Linh Farm). Từ những năm 1990, bà Hậu đã gắn bó với nghề nông và thời gian này, với 1ha vườn, bà tổ chức trồng các loại rau, củ quả bán ra thị trường. Năm 2017, sau khi tham gia các cuộc giao lưu xúc tiến thương mại, thấy doanh nghiệp các địa phương khác làm ra sản phẩm hữu cơ vừa tốt cho sức khoẻ vừa bảo vệ môi trường lại gia tăng được giá trị sản phẩm nên bà đã quyết định đến với nông nghiệp hữu cơ. Bà Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Hiếu Linh Farm nói: (Băng 1)

Băng 1: Mình bén duyên với nông nghiệp hữu cơ từ năm 2017. Sau khi đi giao lưu xúc tiến thương mại, thấy các tỉnh bạn có hướng làm nông nghiệp hữu cơ nên về xây dựng cho mình. Mình thấy làm hữu cơ thì đem lại sức khoẻ cho con người, giá trị trong đất thì nó chuẩn. Mình thấy làm nông nghiệp hữu cơ không dễ mà cũng không khó nhưng khi làm hữu cơ thì mang lại lợi ích cho người tiêu dùng là những sản phẩm sạch và tạo cho môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp.

MC: Hiện nay, gia đình và Lê Thị Thu Hậu đã liên kết với các hộ dân lân cận mở rộng nông trại sản xuất hữu cơ lên tổng cộng 3ha. Trên diện tích này, Hiếu Linh Farm tổ chức trồng các loại rau như súp lơ, cà rốt, cà chua, các loại cải... Cùng với đó, đơn vị này cũng tổ chức trồng các loại dược liệu như astiso, hương thảo, tía tô, bồ công anh để sản xuất các dòng trà thảo dược, tinh dầu hữu cơ. Theo bà Lê Thị Thu Hậu, quy trình canh tác phải tuân thủ tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (TCVN). Nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải thuộc danh mục hữu cơ, vi sinh. Đặc biệt, để cắt giảm chi phí nhưng vẫn phòng trừ sâu hại, gia đình bà Lê Thị Thu Hậu tự sản xuất chế phẩm từ gừng, tỏi, ớt để phun cho cây trồng. Bà Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Hiếu Linh Farm chia sẻ: (Băng 2)

Băng 2: Nói chung về quá trình đất là phải chuẩn, không sử dụng nguồn phân bón hoá học mà phải sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh. Khi sử dụng thuốc bơm thì mình dùng tỏi, gừng, ớt để mình bơm. Ngoài ra có thể chiết xuất tinh dầu hương thảo để bơm cho cây trồng trên farm.

MC: Hiện nay, với 3ha nông trại, mỗi tháng Hiếu Linh Farm sản xuất và cung ứng ra thị trường 1 tấn rau hữu cơ các loại. Nguồn sản phẩm này hiện đã được các đối tác tại TP.HCM ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ với giá cao hơn rau truyền thống 20%. Ổn định về đầu ra, thời gian tới Hiếu Linh Farm tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu rau hữu cơ và mở rộng thị trường. Bà Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Hiếu Linh Farm cho biết: (Băng 3)

Băng 3: Giá cả rau hữu cơ hiện tại rất là ổn định. Mình có một cộng đồng nông nghiệp hữu cơ, có những cộng đồng minh bạch, cộng đồng sạch ở TP.HCM, các chuỗi cửa hàng cả nước. Định hướng sắp tới là mở rộng quy mô, diện tích và mở rộng các chuỗi cửa hàng ở TP.HCM, miền bắc tại Hà Nội, miền trung tại Đà Nẵng… để đưa sản phẩm hữu cơ của mình đến tay người tiêu dùng.

MC 1: Được biết, cùng với việc sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm rau hữu cơ ăn tươi, Hiếu Linh Farm tổ chức sản xuất và cung ứng ra thị trường các dòng sản phẩm chế biến cao cấp, tốt cho sức khoẻ. Trong đó phải kể đến như trà astiso, trà tía tô, trà bồ công anh hữu cơ. Cùng với đó là dòng sản phẩm tinh dầu hương thảo hữu cơ. Hiện nay, các sản phẩm tinh chế của Hiếu Linh Farm là một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) và đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Nhạc

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cả nước.

MC1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con

Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, sự quyết tâm của các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đang hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm chủ lực, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Toàn huyện Yên Châu hiện có trên 11.300 ha cây ăn quả, sản lượng quả ước đạt trên 90.000 tấn/năm. Trong đó, có gần 1.000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, có 67 mã vùng trồng được cấp với diện tích 1.140 ha. Địa phương phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có trên 2.620 ha cây ăn quả chăm sóc theo hướng hữu cơ và 70% các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp tuân thủ quy trình canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP...

Lê Bền

MC 2:

Tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, ngay trong vụ Hè Thu vừa qua, mô hình sản xuất lúa hữu cơ bắt đầu được người nông dân nơi đây xuống giống với diện tích 1,7 ha. Nhờ áp dụng tốt quy trình “1 phải, 5 giảm”, lúa phát triển khỏe, tăng khả năng quang hợp, tăng số nhánh hữu hiệu, hạn chế tốt sâu bệnh. Việc áp dụng mô hình sản xuất lúa hữu cơ không những giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư, mà năng suất lúa còn đạt khá cao so với sản xuất đơn thuần như trước đây. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, với việc sự dụng giống lúa mới, sản xuất theo hướng hữu cơ tại xã Xuân Hải, năng suất lúa thu hoạch trong vụ Hè Thu vừa qua đạt trên 7 tấn/ha, cao hơn hẳn so với các địa phương khác năng suất chỉ đạt từ 6,2 - 6,5 tấn/ha.

Kim Sơ

MC 1: tin 3

Cùng với mục tiêu trở thành 'thủ phủ' mắc ca của tỉnh, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đang tập trung áp dụng quy trình canh tác chuẩn hữu cơ, tạo sản phẩm chất lượng. Theo ông Đoàn Lê Anh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy Đức, cây mắc ca sinh trưởng, phát triển nhanh, gần như không phải sử dụng thuốc BVTV, nếu chú trọng áp dụng quy trình kỹ thuật, kiểm soát cỏ dại không phun thuốc trừ cỏ thì rất thuận lợi để sản xuất hữu cơ. Huyện Tuy Đức hiện đang lan tỏa các mô hình canh tác mắc ca bền vững, theo hướng hữu cơ. Đến nay, địa phương đã có 8 cơ sở, 2 đại lý thu mua, sơ chế, chế biến mắc ca. Riêng tại xã Quảng Trực, có 2 HTX chuyên sản xuất và thu mua, chế biến hạt mắc ca. Trong đó, 1 HTX có 70ha mắc ca đạt tiêu chuẩn canh tác VietGAP, theo hướng hữu cơ.

Minh Quý

MC 1:

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

 

Tự động

Dùng chế phẩm từ tỏi, ớt, gừng phòng trừ sâu hại cho vườn rau hữu cơ

Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm gần đây, nhiều mô hình liên kết, xây dựng mô hình nông trại rau, dược liệu hữu cơ đã tự sản xuất chế phẩm từ tỏi, gừng, ớt để phun, phòng trừ sâu hại.

Minh Hậu

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt