Gian nan cuộc chiến giữ rừng ở Hà Giang

Là tỉnh cực Bắc của tổ quốc, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc giữ rừng ở Hà Giang luôn phải đối diện với những thách thức lớn.

Đào Thanh  | 12:34 08/06/2024

Gian nan cuộc chiến giữ rừng ở Hà Giang

Tự động

KỊCH BẢN KIỂM LÂM DÀI

Gian nan cuộc chiến giữ rừng ở Hà Giang

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con! Là tỉnh vùng cực Bắc của tổ quốc, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở Hà Giang phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Sau đây là ghi nhận của phóng viên NongnghiepRadio.

MC2: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Du Già có nhiệm vụ quản lý bảo gần 34.000ha rừng, nằm trên địa bàn 4 huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. Nơi đây có hệ thảm thực vật, động vật đa dạng và phong phú, đặc biệt là những rừng nghiến cổ thụ có tuổi đời cả vài trăm năm tuổi.

Dẫn chúng tôi đi theo tuần tra bảo vệ khu rừng đặc dụng Du Già rộng mênh mông trên dọc đôi bờ sông Gâm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Du Già Lệnh Thế Tuyển cho biết, rừng đặc dụng Du Già tại huyện Bắc Mê có diện trên 14.000ha rừng tự nhiên và rừng phục hồi tái sinh phân bố đều trên các xã Minh Sơn, Minh Ngọc, Lạc Nông và Thượng Tân.

Rừng Du Già có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như nghiến, trai, ngọc am và các loài gỗ họ thông... Rừng nhiều gỗ quý nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lâm tặc tấn công, hoành hành.

  Trích băng ông Lệnh Thế Tuyển

  Trạm Kiểm lâm Thượng Tân nằm chênh vênh trên lòng sông Gâm rộng mênh mông. Do rừng nằm dọc đôi bờ sông Gâm nên cán bộ kiểm lâm tại trạm thực hiện việc tuần tra, bảo vệ rừng cả trên nước và trên sông. Anh Đán Anh Tú, cán bộ kiểm lâm tại Trạm Kiểm lâm Thượng Tân cho biết, việc quản lý rừng trên núi và đường bộ đã khó, việc quản lý rừng dọc bờ sông mênh mông lại càng khó khăn hơn. Bởi khi phát hiện có động, lâm tặc sẵn sàng phi tang tang vật xuống nước sẽ rất khó khăn cho công tác xác minh, xử lý.

  Trích băng anh Đán Anh Tú.

  Hiện nay đang là cao điểm mùa nắng nóng trên vùng cao nguyên đá Hà Giang. Do đó, bên cạnh việc quản lý bảo vệ rừng thì lực lượng kiểm lâm ở Hà Giang cũng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy rừng.

  Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, trong mùa khô hanh năm 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra 7 vụ cháy rừng tại địa bàn các huyện: Mèo Vạc, Yên Minh, Xín Mần và Vị Xuyên. 

  Đặc biệt mới đây nhất, hôm 26/4 vụ cháy rừng trên núi Tây Côn Lĩnh của huyện Vị Xuyên đã khiến 15ha rừng bị cháy, 2 cán bộ kiểm lâm hi sinh. Vụ việc là mất mát to lớn đối với tỉnh Hà Giang, đồng thời cũng có sức lan tỏa mạnh mẽ về tinh thần yêu rừng, quyết tâm bảo vệ màu xanh nơi biên cương của chính quyền, của lực lượng kiểm lâm và người dân ở Hà Giang.

  Về thămnghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, để dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ và 2 kiểm lâm viên mới hi sinh trong vụ cháy rừng Tây Côn Lĩnh, em Bùi Thị Mỹ Hạnh, học sinh lớp 9A, Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học và THCS Xín Chải, huyện Vị Xuyên cho biết, sau vụ việc cháy rừng ở Xín Chải của quê hương, thế hệ trẻ chúng em thấy trân trọng các cô, chú kiểm lâm và thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng của quê hương.

  Trích băng em Bùi Thị Mỹ Hạnh

MC1: Thưa quý vị và bà con! Tỉnh Hà Giang có độ che phủ rừng đạt gần 59%, tương đương với diện tích rừng được tính tỷ lệ che phủ rừng là hơn 467.300ha. Đây là kết quả của sự chung sức, đồng lòng của ngành kiểm lâm cũng như chính quyền các cấp và người dân địa phương.

Để bảo vệ những cánh rừng quý giá, chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Hà Giang cùng với lực lượng kiểm lâm sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuần tra, bảo vệ rừng; sâu sát với người dân bản địa để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ và tuyên truyền vận động người dân cùng tham gia giữ rừng, cùng bảo vệ đại ngàn xanh tốt. 

Nhạc chuyển: Đối thoại

Mở rộng diện tích rừng trồng bằng cây giống chất lượng cao

MC1: Thưa quý vị và bà con, Tuyên Quang là địa phương đứng thứ 3 cả nước về độ che phủ rừng, với tỷ lệ che phủ rừng lên tới 65%. Tuyên Quang cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích trồng rừng gỗ lớn cũng như rừng được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn FSC. Để có kết quả này, trung bình mỗi năm tỉnh duy trì trống mới hơn 10.000ha và lựa chọn những cây giống có chất lượng cao. Sau đây là cuộc trao đổi của phóng viên Nông nghiệp Radio với ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang về vấn đề này.

MC2: Trước hết xin được cảm ơn ông đã nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn của NongnghiepRadio.

Thưa ông trung bình mỗi năm tỉnh Tuyên Quang trồng mới hơn 10.000ha rừng, để đạt kết quả tốt nhất cho vụ trồng rừng, tỉnh đã chuẩn bị như thế nào?

Ông Triệu Đăng Khoa: Trả lời

MC2: Đến nay đã là tháng 6, ông có thể cho biết tiến độ trồng rừng của địa phương ra sao, và để vụ trồng rừng thành công theo ông đâu là vấn đề then chốt?

Ông Triệu Đăng Khoa: Trả lời

MC2: Được biết khuyến khích người dân phát triển rừng và làm giàu từ rừng tỉnh Tuyên Quang đã triển khai chương trình hỗ trợ cây giống chất lượng cao, ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Ông Triệu Đăng Khoa: Trả lời

MC2: Theo ông việc thực hiện hiệu quả công tác trồng rừng bằng cây giống chất lượng cao có ý nghĩa thế nào đối với việc phát triển rừng gỗ lớn, đặc biệt với mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang đặt ra là đưa địa phương trở thành Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ?

Ông Triệu Đăng Khoa: Trả lời

  MC2: Một lần nữa xin cảm ơn ông đã tham gia buổi phỏng vấn của Nongnghiep Radio.

MC 1:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, Nhằm đẩy mạnh xúc tiến đầu tư cho ngành gỗ, Hội chợ quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN (VIFA ASEAN) sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30/8 tới đây, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn. Đây sẽ là cơ hội để các Doanh nghiệp tham gia tiếp cận, khám phá các nhu cầu và xu hướng tiêu dùng hiện đại của ngành, giúp doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt và bắt kịp với thị trường quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Từ đó, dễ dàng chủ động tìm kiếm đơn hàng, những cơ hội hợp tác mới, mở rộng kết nối với các nhà mua hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

MC 2: tin 2

Để quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, UBND tỉnh QUảng Ngãi đã ban hành Quyết định phê duyệt Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật dự án Hiện đại hóa, nâng cao năng lực giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”. Theo đó, Dự án sẽ đầu tư xây dựng phần mềm giám sát rừng thông minh phục vụ chuyển đổi số trong ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; mua 12 máy bay không người lái cỡ lớn và nhiều máy móc, thiết bị hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Tổng mức đầu tư gần 8,4 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự án được triển khai thực hiện năm 2024 - 2025.

MC1: tin 3

Hai nhà đầu tư gồm Công ty TNHH FDI Việt Nam và Văn phòng Đại diện Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Lâm vừa đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các sở, ban, ngành liên quan xem xét có chủ trương cho phép được khảo sát, nghiên cứu đầu tư Dự án Xác lập, khai thác tín chỉ carbon từ rừng tại tỉnh Lâm Đồng. Nội dung mà 2 nhà đầu tư này đề xuất là hợp tác với các chủ rừng hoặc các đơn vị quản lý rừng không bị xâm hại trong vòng 10 năm và nằm ngoài thỏa thuận với Tổ chức Tăng cường tài chính Lâm nghiệp để xác lập và khai thác tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đối với rừng sản xuất, 2 doanh nghiệp sẽ đưa ra các khuyến nghị, đề xuất và hợp tác để các chủ rừng nâng cao thu nhập và có thể khai thác được tín chỉ carbon trong tương lai. Liên quan đến đề nghị này, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét; báo cáo đề xuất UBND tỉnh trong tháng 6 năm nay.

MC 2: tin 4

Hiện nay, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có gần 58.800ha rừng, trong đó diện tích rừng trồng đã thành rừng là gần 20.500ha thuộc 14 xã, 1 thị trấn cần được cấp chứng chỉ rừng quốc tế - FSC. Năm 2023, UBND huyện Võ Nhai đã ban hành kế hoạch về việc triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC; thành lập Ban Đại diện xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC. Sau khi triển khai thực hiện giai đoạn I, năm 2023-2024 của kế hoạch, tại các xã Bình Long, Dân Tiến, diện tích dự kiến cấp chứng chỉ FSC là gần 2.500ha đạt gần 90% tổng diện tích, với hơn 700 hộ đăng ký, các xã La Hiên, Cúc Đường và Vũ Chấn dự kiến cấp chứng chỉ FSC là 3.800ha, đạt gần 90%, với 1.700 hộ đăng ký…

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Gian nan cuộc chiến giữ rừng ở Hà Giang

Là tỉnh cực Bắc của tổ quốc, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc giữ rừng ở Hà Giang luôn phải đối diện với những thách thức lớn.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông