Giao khoán bảo vệ rừng: Bình yên từ mỗi sớm mai

Sáng sớm tinh sương, khi vạn vật còn đang ngủ say thì cũng là lúc những con người làm nhiệm vụ giữ rừng lại lên đường, thực hiện sứ mệnh cao cả. Hành trang trên vai họ chỉ là những vật dụng đơn sơ nhưng bằng tình yêu mãnh liệt cùng trách nhiệm của người được giao khoán bảo vệ rừng, họ đã giúp những cánh rừng bình yên trước mọi 'giông bão'.

Tuấn Anh  | 15:19 08/07/2023

Giao khoán bảo vệ rừng: Bình yên từ mỗi sớm mai

Tự động

 Giao khoán bảo vệ rừng: Bình yên từ mỗi sớm mai!

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC1: Thưa quý vị và bà con! Từ sáng sớm tinh sương, khi vạn vật dường như còn ngủ say thì cũng là lúc những con người làm nhiệm vụ giữ rừng lại lên đường thực hiện sứ mệnh cao cả. Hành trang trên vai họ chỉ là những vật dụng đơn sơ như bình nước, nắm cơm, thuốc cảm… nhưng bằng tình yêu mãnh liệt, cùng với trách nhiệm cao của người được giao khoán trách nhiệm giữ rừng đã giúp những cánh rừng bình yên trước mọi “giông bão”. Bây giờ, phóng viên Tuấn Anh của Nông nghiệp radio sẽ chuyển tới quý vị câu chuyện của những người giữ rừng tại Gia Lai, quý vị nhé.

MC2: Tháng 6, những cơn mưa rả rích càng khiến con đường băng đèo lên xã Ia Kreng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) thêm xa vời vợi. Vượt gần trăm km từ TP.Pleiku, chúng tôi cũng đến được với tổ giao khoán bảo vệ rừng thuộc làng Dip (xã Ia Kreng), ngôi làng nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng, sông nước.

Như mọi ngày, 6 giờ sáng, anh A Thêm cùng tổ giao khoán bảo vệ rừng làng Dip lại bắt đầu khăn gói lên đường thực hiện sứ mệnh giữ rừng. Công việc hàng ngày của anh Thêm cùng các anh em là băng qua những con sông con suối, những cánh rừng sâu hàng vài chục km, nơi được đánh giá có nguy cơ cao về tình trạng xâm hại tài nguyên rừng. Nhiều hôm gặp phải trời mưa, công việc càng trở nên cực nhọc hơn, nhưng các anh em vẫn quyết tâm trong công tác kiểm tra, đảm bảo an tuyệt đối cho khu rừng.

Anh A Thêm cho biết, việc giữ rừng đối với anh em nơi đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm vui khi nhìn thấy những cánh rừng do mình canh giữ được bình yên. Tổ khoán bảo vệ rừng của anh thêm có 33 người đang thực hiện hiện nhiệu vụ bảo vệ hơn 900ha rừng.

Băng: A Thêm

Cũng nằm trong tổ giao khoán bảo vệ rừng làng Dip, anh Rơ Chăm Oa trước đây đi làm nương rẫy, cuộc sống khá bấp bênh. Sau đó, thấy gia đình thuộc diện hộ nghèo, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly đã thuyết phục anh Oa tham gia công tác giữ rừng để tạo nguồn thu ổn định, cũng như góp phần giữ bình yên cho những cánh rừng.

Anh Oa cho biết, công việc giữ rừng rất vất vả, nguy hiểm rình rập, nhưng với trách nhiện của người được giao khoán bảo vệ rừng, anh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Nhất là khi đối mặt với các lâm tặc, anh củng mọi người trong tổ giao khoán bảo vệ rừng phải thật bình tĩnh để tuyên truyền, thuyết phục lâm tặc, không để xảy ra tình trạng phá rừng phái phép.

Băng 1: anh Rơ Chăm Oa: Tổ giao khoán bảo vệ rừng, Trạm bảo vệ rừng số 4:

Khi mình gặp lâm tặc, mình nói anh em về đi, nhà nước bữa nay cấm rồi, giao cho mình bảo vệ rồi. Anh em làm như thế không được đâu. Nếu nói không được mình báo lên cấp trên đấy, thế là nó về thôi.

Trên địa bàn xã Ia Kreng có gần 8.200ha rừng thuộc quản lý của Trạm bảo vệ rừng số 4 - Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly. Anh Trương Duy Kha, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng số 4 cho biết, Trạm có 4 người nên việc tuần tra bảo bệ rừng hết sức khó khăn. Thời quan qua, việc giao khoán rừng cho cộng đồng làng quản lý giúp đơn vị có thêm nhiều người để đi tuần tra, quản lý bảo vệ rừng. Với mức chi trả 400 ngàn/ha/năm, việc nhận khoán bảo vệ 900 ha rừng, bình quân mỗi hộ nhận khoảng 1 triệu đồng/tháng, giúp người dân cải thiện được thu nhập. Nhờ đó, diện tích rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, giảm thiểu thiệt hại.

Băng: anh Trương Duy Kha, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng số 4:

Ở trong rừng đây, người dân chủ yếu là đồng bào, do vậy khi mình học ngành lâm nghiệp, mình ở đây ăn với dân, sống với dân nên mình hiểu được nguyện vọng của dân. Nghề rừng mình là thế, cũng hóa đồng với bà con, như bà con, điều hành công việc thì bà con cũng chấp hành. Công tác quản lý, tuần tra, đi tuần tra cũng có lịch và họ cũng chấp hành.

Xuôi đèo, chúng tôi về với Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba (huyện Krông Pa), nơi được giao quản lý trên 24.600 ha rừng. Rừng Nam Sông Ba một thời được xem là một trong những “điểm nóng” về việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để quản lý, bảo vệ rừng, nhân viên phải đi xe máy gần 4 tiếng đồng hồ với địa hình hết sức khó khăn và vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là mùa mưa lũ về, anh em phải dầm mình trong mưa, phải chinh phục những con thác dữ, rồi vắt rừng, cảm sốt…

Được sự giới thiệu của lãnh đạo Ban, chúng tôi tìm gặp nhóm hộ của anh K’sor Ka -tên thường gọi là Ma Long, dân tộc J’rai, trú tại buôn Thành Công, xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa. Ma Long năm nay 37 tuổi, lấy vợ sớm với 3 người con. Hồi đó, đám rẫy được ông bà chia cho vợ chồng làm ăn thất bát, năm được năm mất. Những ngày giáp hạt, Ma Long cùng một số người trong làng lại vào rừng chặt gỗ. Ban đầu chặt gỗ về làm nhà, làm chuồng heo, chuồng bò. Sau đó chặt gỗ bán để lấy tiền mua gạo.

Từ ngày thành lập Ban, được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, nhận thấy phá rừng là có tội với Nhà nước, có tội với… rừng, Ma Long đã bỏ hẳn nghề “lâm tặc”, cùng người làng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Không chỉ quản lý tốt diện tích rừng được giao khoán, nhóm của Ma Long còn hỗ trợ rất nhiều cho anh em của Ban như chỉ dẫn đường đi vào rừng, thông báo kịp thời khi có người lạ vào rừng…. Không những vậy, khi gặp lâm tậc, nhóm hộ của ông Ma Long còn trực tiếp cùng với chủ rừng tuyên truyền, thuyết phục lâm tặc không được khác thác gỗ trái phép.

Băng 3: Ma Long (buôn Thành Công, xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa):

MC1: Thưa quý vị và bà con! Việc giao khoán rừng cho người dân bảo vệ đã hạn chế được nhiều vấn nạn chặt phá rừng trái phép, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao, góp phần cải thiện sinh kế và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc tuần tra bảo vệ rừng của các nhóm hộ nhận khoán đã thực sự đi vào khuôn khổ. Chính sách giao khoán rừng cho hộ dân bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhạc chuyển:

Đối thoại

MC1: Thưa quý vị và bà con, những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng cho nhóm hộ và cộng đồng dân cư, tỉnh Gia Lai đã mang lại lợi ích kép, vừa tạo sinh kế phát triển kinh tế, vừa khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng phá rừng giảm hẳn, người dân bản địa có điều kiện vươn lên nâng cao đời sống. Để hiểu hơn về nội dung này, Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hoan, phó Giám đốc sở NN và PTNT Gia Lai.

(chỗ này pv dẫn pv)

1/ Cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi này, thưa ông, ông có thể đánh giá về vai trò của việc giao khoán bảo vệ rừng mà tỉnh Gia Lai đã thực hiện trong thời gian vừa qua?

2/ Vâng, ở bình diện rộng là như vậy, thế còn riêng với lực lượng kiểm lâm, việc giao khoán bảo vệ rừng đã có những tác động như thế nào trong công tác giữ rừng thưa ông?

3/ Trở lại với những người nhận khoán bảo vệ rừng, để họ yên tâm bám rừng, giữ rừng thì tỉnh Gia Lai đang có những chính sách hỗ trợ như thế nào ạ?

4/ Một lần nữa xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Nông nghiệp radio

MC2: Tiếp nối chương trình ngày hôm nay sẽ là một số tin vắn về công tác lâm nghiệp vừa diên ra:

MC 1:

Thưa quý vị, buổi ra mắt “Tổ hợp tác đa bên” vừa được tổ chức tại trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, Đồng Nai. Đây là mô hình thí điểm hợp tác giữa cộng đồng người dân địa phương và Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhằm mục tiêu kết nối cùng cộng đồng vùng đệm tham gia vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn. Thành phần “tổ công tác đa bên” gồm đại diện Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên, cộng đồng người dân các xã vùng đệm và hội phụ nữ các xã. Họ sẽ cùng nhau tổ chức các sự kiện, họp mặt trao đổi ý kiến, gắn kết các bên liên quan nhằm giải quyết những thách thức cụ thể như những mâu thuẫn lợi ích giữa sinh kế và kế hoạch ưu tiên về bảo tồn hoặc các vấn đề liên quan đến chính sách thanh toán dịch vụ môi trường rừng.

MC 2:

Dù có dư địa phát triển rất lớn nhưng hiện nay, những kết quả về phát triển lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An vẫn khá khiêm tốn, nhìn chung chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế sẵn có. Trước thực trạng này, tỉnh Nghệ An, Sở NN-PTNT thống nhất lộ trình phát triển với quan điểm quyết tâm cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, từng bước mở rộng thị trường, tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại và tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới trong và ngoài nước. Phấn đấu đưa Nghệ An thành một trong những tỉnh đứng đầu về phát triển kinh tế lâm nghiệp.

MC 1:

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có trên 464.000ha đất có rừng và 103.000ha rừng đã giao cho các tổ chức, gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý. Đặc biệt, tỉnh đã có 9.100ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững - FSC), qua đó, hình thành vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn quản lý, bảo vệ rừng của Hội đồng quản trị rừng thế giới, mở ra cơ hội lớn cho người trồng rừng trong xuất khẩu gỗ vào thị trường quốc tế và được hưởng giá trị kinh tế cao hơn 10 - 15%. Không những vậy, Hà Giang còn huy động số tiền gần 1.200 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời thu hút được 9 dự án ngoài ngân sách hỗ trợ đầu tư cho ngành lâm nghiệp…

MC1: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của nông nghiệp radio hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Giao khoán bảo vệ rừng: Bình yên từ mỗi sớm mai

Sáng sớm tinh sương, khi vạn vật còn đang ngủ say thì cũng là lúc những con người làm nhiệm vụ giữ rừng lại lên đường, thực hiện sứ mệnh cao cả. Hành trang trên vai họ chỉ là những vật dụng đơn sơ nhưng bằng tình yêu mãnh liệt cùng trách nhiệm của người được giao khoán bảo vệ rừng, họ đã giúp những cánh rừng bình yên trước mọi 'giông bão'.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng