Gieo mầm xanh đất bazan

Nhờ vận động các cá nhân, tổ chức hỗ trợ bà con phủ xanh đồi trọc, hàng chục nghìn cây giống đã được đưa về vùng đất bazan ở Ia Khươl để người dân gieo mầm xanh với kỳ vọng mở hướng phát triển kinh tế trong những năm tới.

Tuấn Anh  | 

Gieo mầm xanh đất bazan

Tự động

Gieo mầm xanh đất bazan

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Đầu tư nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con! Thời gian qua, UBND xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã vận động các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cây giống cho người dân tham gia trồng rừng. Theo đó, hàng chục nghìn cây giống đã được hỗ trợ để giúp các hộ tham gia trồng rừng với kỳ vọng gieo mầm xanh vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa mở hướng phát triển kinh tế trong những năm tới.

Nhạc tây nguyên vui…

MC 2:

Được nhà nước cấp 3.000 cây giống, Ông Rơ Châm Yur, Trưởng thôn Kách - Xã Ia Khươl phấn khởi cho biết, những năm trước, các hộ dân trong làng tự bỏ tiền mua cây bời lời, bạch đàn và tràm về trồng trên 10 ha đất rẫy tại tiểu khu 203. Năm nay, bà con được hỗ trợ giống keo lai nên mọi người rất phấn khởi và tự nguyện kê khai diện tích đăng ký trồng rừng. Hiện làng Kách đã có 17 hộ nhận cây giống về trồng tại tiểu khu 203.

Riêng gia đình ông Yur đã được hỗ trợ 1.000 cây giống keo lai và đang tiếp tục đào hố chuẩn bị mua thêm 2.000 cây giống bò ma về trồng lấy gỗ. Đánh giá về việc được nhà nước hỗ trợ cây giống, ông Yur cho biết:

Băng 1: Phỏng vấn ông Rơ Châm Yur, Trưởng thôn Kách, xã Ia Khươl:

Có 2 nội dung, thứ nhất mang lại kinh tế cho bà con. Thứ 2, theo ghi nhận của mình, nó đem lại phủ xanh đồi trọc cho đồi núi của mình, giữ được xói mòn cho đất trên đồi. Sau này bà con được hưởng lại 100% từ cây giống ấy.

MC 2:

Xã Ia Khươl đang quản lý hơn 655ha đất rừng, trong đó hơn 2/3 diện tích chưa có rừng. Trước tình hình đất trống còn nhiều, UBND xã Ia Khươl đã được huyện Chư Păh giao chỉ tiêu trồng 30 ha rừng sản xuất. Đây cũng là năm đầu tiên xã triển khai công tác trồng rừng.

Để đạt được điều này, UBND xã đã vận động các cá nhân, doanh nghiệp ngoài tỉnh và tổ chức từ thiện mua cây giống hỗ trợ người dân trồng rừng. Theo đó, 1 doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum hỗ trợ 30.000 cây keo lai. Đặc biệt, 1 tổ chức ở TP. HCM hỗ trợ 35.000 cây keo lai cho người dân 2 làng Kách và Tơ Vơn 2. Ngoài ra, 1 cá nhân cũng tại tỉnh Kon Tum hỗ trợ 4.000 cây sao xanh và 1.000 cây thông 3 lá để người dân trồng rừng. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ 1.000 cây mắc ca cho người dân trồng cây phân tán.

Ông  Hứa Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Khươl cho biết, người dân trong các thôn, làng phần lớn điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, không có tiền mua cây giống để trồng. Việc kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cây giống đã phần nào giúp người dân yên tâm trong công tác trồng rừng. Chủ trương của xã năm nay trồng 71.000 cây, trong đó trồng rừng 65 ngàn cây, còn lại trồng cây phân tán.

Băng 2: Phỏng vấn ông Hứa Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Khươl:

Ý nghĩa thứ nhất, cải thiện đời sống cho nhân dân. Thứ 2, nhằm đảm bảo môi trường. Thứ 3, cải tạo đất. Thứ 4, cây xách phủ đồi trọc nương rẫy và đất nông nghiệp đã bỏ hoang và nó thay đổi cây trồng vật nuôi vào trong đấy. Trước đâ,y đất người ta cứ xen canh bằng cây khoai mỳ không đem lại hiệu quả. Bây giờ bà con phải thay đổi cách nghĩ, nếp làm, để thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vào trong đó, chỉ có trồng rừng thôi.

MC 2:

Ông Nguyễn Ngọc Ni, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh cho biết,  trong quá trình thực hiện trồng rừng trên địa bàn huyện, xã Ia Khươl đã vận động một số cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng. Đây là cách làm đột phá và sáng tạo giúp người dân tổ chức lại sản xuất, tạo tiền đề gieo mầm xanh, để nghề rừng từng bước phát triển bền vững.

Phóng vấn ông Nguyễn Ngọc Ni, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh:

Động viên rất kịp thời, đa số người dân ở đây là dân tộc địa phương, lâu nay cũng nhờ các cơ chế chính sách của nhà nước, năm nay có cơ chế chính sách xã hội hóa các nguồn, người dân rất tích cục tham gia nhận cây đăng ký trồng trên diện tích đất của mình. Được sự đồng thuận người dân tham gia rất tốt, hiệu quả. Sắp tới, tuyên truyền vận động người dân, trồng buộc phải có trách nhiệm chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt.

MC 1: Thưa quý vị và bà con! Trong điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp, việc xã hội hóa trồng rừng đã giảm được rất nhiều chi phí cho công tác bảo vệ môi trường rừng. Không những vậy, việc xã hội hóa trồng rừng còn làm thay đổi được nhận thức, hình thành ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường rừng của xã hội và người dân.

Tuấn Anh

 

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Đầu tư Nông nghiệp vừa diễn ra trên phạm vi cả nước.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Dự án “An toàn thực phẩm vì sự phát triển” cùng Sở NN-PTNT Hà Nội vừa ký kết triển khai hỗ trợ chuỗi giá trị rau và thịt lợn được lựa chọn của Hà Nội. Các bên thống nhất sẽ cùng hỗ trợ các tác nhân chuỗi rau, thịt gồm: Chuỗi rau từ Hợp tác xã Văn Đức – Gia Lâm; chuỗi thịt từ HTX Hoàng Long - Thanh Oai; Chợ Văn Đức – Gia Lâm; Chợ Kim Quan, Thượng Thanh - quận Long Biên). Đến nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng và phát triển 159 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông lâm, thủy sản, thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi.

MC2:

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị chủ trì dự án “Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu”, triển khai trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Từ năm 2022-2024, dự án sẽ đầu tư xây dựng 6 vườn ươm cải tiến sản xuất cây giống lâm nghiệp, trước mắt đã hoàn thành 2 mô hình tại Quảng Trị đưa vào vận hành sản xuất ươm giống keo lai nuôi cấy với tỷ lệ sống trên 90%. Dự án vườn ươm cải tiến sẽ giúp người trồng rừng tiếp cận các bước thực hành để được cấp chứng chỉ trong trồng rừng gỗ lớn cho vùng nguyên liệu.

MC 1:

Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây Nguyên – SARITA vừa tổ chức lễ khánh thành nhà máy chế biến sầu riêng tại Cụm công nghiệp Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Nhà máy được đầu tư với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, công suất 40.000 tấn/năm, chuyên chế biến trái sầu riêng tươi và bóc múi với dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Đầu tư nông nghiệp của nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

Tự động

Gieo mầm xanh đất bazan

Nhờ vận động các cá nhân, tổ chức hỗ trợ bà con phủ xanh đồi trọc, hàng chục nghìn cây giống đã được đưa về vùng đất bazan ở Ia Khươl để người dân gieo mầm xanh với kỳ vọng mở hướng phát triển kinh tế trong những năm tới.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 16/5/2024: Xuất khẩu tôm phục hồi
Thời sự

Nhu cầu tiêu dùng tôm chưa rõ nét khả năng tăng trưởng; Không phát hiện bất thường khi quan trắc môi trường nước sông Đáy; Tôm thẻ chân trắng ở miền Tây tăng giá.

Bản tin Thủy sản ngày 16/5/2024: Xuất khẩu tôm phục hồi
Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/5/2024: Cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ keo
Thời sự

Xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ keo; Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp; Thu nhập ổn định nhờ rừng mét.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 16/5/2024: Cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua gỗ keo