Giữ được rừng bởi sự sẻ chia

Nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng đệm thì công tác bảo vệ các giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên sẽ không thể đạt kết quả tốt.

Xuân Hào  | 

Giữ được rừng bởi sự sẻ chia

Tự động

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng ngập mặnViệt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ khai thác lâm sản quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, nhiều loài động thực vật bị đe dọa, và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Để hạn chế vấn đề này và thực hiện cam kết của Việt Nam tại Cop26 về giảm khí thải CO2, phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đã lập ra nhiều khu Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên… để đưa ra những chính sách quản lý chặt chẽ hơn.

Và Việt Nam đã có nhiều giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học tại các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Trong chương trình ngày hôm nay, Nông nghiệp radio sẽ gửi đến quý vị và bà con một số giải pháp mà các Ngành chức năng và địa phương đang triển khai khá hiệu quả.

Vâng thưa quý vị, một trong những nhân tố quan trọng trong công tác bảo vệ và bảo tồn các giá trị của các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là sự tham gia của cộng đồng cư dân vùng đệm của Vườn quốc gia. Nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng đệm thì công tác bảo vệ các các giá trị của khu Di sản thiên nhiên sẽ không thể đạt kết quả tốt. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư vùng đệm là yếu tố then chốt.

Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, một trong những khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất cả nước, công tác bảo tồn luôn được chính quyền và nhân dân vùng đệm coi trọng. Để có được kết quả này, chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng để tạo sinh kế bền vững cho người dân. Ông Đinh Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Cúc Phương cho biết:

Băng:

Đối với Vườn Quốc gia Ba Vì có cộng đồng người Dao sinh sống lâu đời tại vùng đệm thì công các hỗ trợ cộng đồng phát triển nghề thuốc nam luôn được quan tâm. Nguồn thu từ nghề chế biến thuốc Nam góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Ông Lăng Văn Hà, chủ tịch UBND xã Ba Vì cho biết thu nhập được đảm bảo, giờ đây, hoạt động khai thác gỗ, lâm sản trong Vườn Quốc gia Ba Vì hầu như không còn tiếp diễn, hệ sinh thái rừng được bảo tồn.

Băng:

Những năm gần đây, loại hình du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn được nhiều du khách quan tâm. Nắm bắt đây là một trong những hình thức hiệu quả để thực hiện chính sách đa dụng Vườn Quốc gia đồng thời đa dạng sinh kế cho người dân vùng đệm, nhiều địa phương, Vườn Quốc gia đã chú trọng phát triển hình thức du lịch này. Ông Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho rằng, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với cứu hộ, bảo tồn là một sản phẩm du lịch mới nhưng nhiều tiềm năng:

Băng:

Ủng hộ các Vườn Quốc gia, địa phương thực hiện đa dạng sinh kế người dân vùng đệm bằng nghề dược liệu gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm giá trị bản địa và đa dạng sinh học tại các Vườn Quốc gia, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ:

Băng:

Thưa quý vị và bà con, như lời Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chia sẻ: Cuộc sống tuyệt vời nhất là có sự sẻ chia. Bảo tồn được sự đa dạng tại các Vườn Quốc gia, các khu bảo thồn thiện nhiên có lẽ cần sự sẻ chia giữa cộng đồng người dân sinh sống ở vùng đệm và các Vườn Quốc gia. Cảm ơn quý vị và bà con đã theo dõi chương trình hôm nay của Nông nghiệp radio, xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và bà con .

Tự động

Giữ được rừng bởi sự sẻ chia

Nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong vùng đệm thì công tác bảo vệ các giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên sẽ không thể đạt kết quả tốt.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã