Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Gỡ thẻ vàng của EC: Ngành thủy sản có còn cơ hội?
Mạng lưới logistic là nút thắt trong phát triển bền vững ĐBSCL; EC kiểm tra trực tiếp tại Việt Nam về triển khai gỡ ‘thẻ vàng’; Ngăn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển; Mất mùa, năng suất thấp, sầu riêng Đắk Lắk vẫn đón đầu cơ hội xuất khẩu; Dược liệu 'đất mỏ' hướng đến xuất khẩu
Xuân Hào | 07:58 07/09/2022
- Mạng lưới logistic là nút thắt trong phát triển bền vững ĐBSCL
Thưa quý vị và bà con, chiều qua, Bộ NN-PTNT cùng Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam đã tổ chức Đối thoại “Hợp lực để chuyển đổi bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Sự kiện nhằm mục đích giúp các bên chia sẻ cái nhìn tổng quát về quy hoạch và kế hoạch hoạt động vùng ĐBSCL, từ đó nhìn ra cơ hội, thách thức, ưu tiên và trọng tâm chương trình hoạt động vùng. Theo Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam, đứng trước các cơ hội và thách thức, Bộ đã thống nhất quan điểm chỉ đạo, cùng các địa phương, các đối tác tập trung triển khai đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, an toàn. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các trung tâm logistics, trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, dịch vụ tiêu thụ nông sản của cả vùng và cả nước.
Linh Linh
- EC kiểm tra trực tiếp tại Việt Nam về triển khai gỡ “thẻ vàng”
Thông tin từ Tổng cục Thủy sản cho biết, dự kiến vào tháng 10, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang kiểm tra trực tiếp tại Việt Nam về triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo “thẻ vàng”. Dự kiến, EC sẽ kiểm tra nhiều hơn tại địa phương, đặc biệt là tại các cảng cá. Lần này, EC dự kiến kiểm tra 4 nhóm vấn đề gồm khung pháp lý, việc quản lý, truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật. Theo đại diện Tổng cục Thủy sản, việc khắc phục “thẻ vàng” tại các địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại. Dự kiến thời gian tới, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU sẽ có cuộc họp để kiện toàn hệ thống, chỉ đạo các địa phương khắc phục.
Quang Linh
- Ngăn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển
Nhiều năm nay, người dân xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá luôn phải dùng nước mưa để sinh hoạt mỗi ngày, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu làm nguồn nước giếng khoan bị xâm thực nhiễm mặn, nhiễm phèn nên các hộ dân không thể sử dụng. Theo UBND huyện Nga Sơn, nhằm khắc phục tình trạng này, tháng 9 hàng năm, huyện đã xin UBND tỉnh Thanh Hóa đắp đập sông Càn để ngăn mặn, khi vào mùa khô thì tháo đập ra để tiêu thoát nước. Đồng thời, lấy nước từ sông Đáy và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân. Bên cạnh đó, huyện Nga Sơn đã có một nhà máy nước đi vào hoạt động và hai dự án nhà máy nước đang xây dựng, huyện sẽ đề nghị đẩy nhanh tiến độ để công trình sớm hoạt động và cấp nước cho người dân.
Quỳnh Anh
- Mất mùa, năng suất thấp, sầu riêng Đắk Lắk vẫn đón đầu cơ hội xuất khẩu
Các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch sầu riêng. Tuy nhiên, năng suất sầu riêng năm nay tại Đắk Lắk giảm mạnh do biến đổi khí hậu khiến người trồng sầu riêng lo lắng. Theo người dân nơi đây, biến đổi khí hậu đã làm sai chu kỳ chăm sóc của người trồng sầu riêng. Khi cây nở hoa thì gặp trời mưa nên tỉ lệ đậu trái thấp và vẻ ngoài trái sầu riêng khá xấu. Bên cạnh đó, việc mất mùa khiến chất lượng sầu riêng bị ảnh hưởng khiến giá bán không cao. Dù vậy, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương vẫn đang triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, hướng tới xuất khẩu bền vững, lâu dài trong tương lai.
Tuấn Anh
- Dược liệu 'đất mỏ' hướng đến xuất khẩu
Là tỉnh có tiềm năng lớn về cây dược liệu, Quảng Ninh hiện có hơn 900 loài cây thuốc thuộc hơn 180 họ, gần 600 chi khác nhau, trong đó có rất nhiều loài là dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Cùng với điều kiện về khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng phù hợp cho cây dược liệu phát triển, Quảng Ninh đang thực hiện các giải pháp để trở thành trung tâm dược liệu của các tỉnh Đông Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch phát triển cây thuốc trên địa bàn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài mở rộng thị trường nội địa, Quảng Ninh đang hướng tới đưa sản phẩm OCOP, trong đó có sản phẩm dược liệu "xuất ngoại".
Nguyễn Thành
Nhạc chuyển
Thưa quý vị và bà con, theo dự kiến, trong tháng 10, đoàn Ủy ban châu Âu sẽ kiểm tra việc triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại địa phương, đặc biệt là tại các cảng cá. Có thể thấy rằng, thời gian không còn nhiều và ngành thủy sản có khắc phục được những hạn chế đang còn tồn tại hay không? Có gỡ được thẻ vàng hay không? Về nội dung này, ông Nguyễn Quang Hùng- phó tổng cục trưởng tc thuỷ sản đã có những chia sẻ rất đáng chú ý:
Băng:
Đức Minh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 07/09/2022.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Hội đàm song phương với Quốc vụ khanh Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Biển Ai-len. Sau đó, Nghe báo cáo phát triển hệ thống logistics nông nghiệp.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với Trường Đại học Việt - Nhật. Sau đó, tham gia công tác cán bộ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị tổng kết Dự án "Giám sát cúm gia cầm và các bệnh chung khác tại Việt Nam ở góc độ tương tác giữa người và động vật, giai đoạn 2017-2022". Sau đó, dự giao ban Khối thủy sản, triển khai nhiệm vụ Qúy IV.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc về Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến nông sản vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ; Họp hoàn thiện đề án nâng cao giá trị muối. Sau đó, nghe báo cáo phát triển hệ thống logistics nông nghiệp.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp có chuyến công tác tại tỉnh Đắk Lắk.
Quỳnh Anh
Gỡ thẻ vàng của EC: Ngành thủy sản có còn cơ hội?
Mạng lưới logistic là nút thắt trong phát triển bền vững ĐBSCL; EC kiểm tra trực tiếp tại Việt Nam về triển khai gỡ ‘thẻ vàng’; Ngăn nước nhiễm mặn tại vùng ven biển; Mất mùa, năng suất thấp, sầu riêng Đắk Lắk vẫn đón đầu cơ hội xuất khẩu; Dược liệu 'đất mỏ' hướng đến xuất khẩu
Xuân Hào
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.