Huyện miền núi an tâm nhờ công trình thủy lợi xây mới

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của người dân, năm 2019, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã khởi công xây dựng công trình thủy lợi hồ Khe Lừa, cấp nước sinh hoạt, sản xuất tập trung cho 4 xã vùng cao. Công trình hoàn thành đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Tiến Thành  | 16:21 22/11/2023

Huyện miền núi an tâm nhờ công trình thủy lợi xây mới

Tự động

Huyện miền núi an tâm nhờ công trình thủy lợi xây mới

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.

MC1: Thưa quý vị và bà con, thực tế đã cho thấy, công tác thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ công trình hồ đập, ưu tiên nguồn ngân sách địa phương để tu bổ, nâng cấp các hồ đập, đặc biệt ở những nơi thiếu nguồn sinh thủy. Ghi nhận của phóng viên Tiến Thành.

MC2:

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của người dân về nước sinh hoạt và sản xuất, năm 2019, huyện Ba Chẽ đã khởi công xây dựng công trình thủy lợi hồ Khe Lừa, cấp nước sinh hoạt, sản xuất tập trung cho 4 xã vùng cao là Đạp Thanh, Minh Cầm, Lương Mông và Thanh Lâm.

Công trình hoàn thành và đi vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình có tổng mức đầu tư là 120 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, còn lại là ngân sách huyện. Hồ Khe Lừa hoàn thành góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Chẽ, cấp nước sinh hoạt cho 14.000 hộ dân và nước tưới cho 70ha lúa, 20ha hoa màu. Cùng với đó, giảm ngập lụt cho vùng hạ lưu, tạo cảnh quan du lịch sinh thái cho vùng dự án nói riêng và huyện Ba Chẽ nói chung.

Để cải thiện nguồn sinh thủy, huyện Ba Chẽ đã thực hiện cải tạo và trồng mới 100ha cây giổi ở khu vực hồ. Cây có tác dụng giữ nguồn nước, tạo cảnh quan sinh thái tự nhiên cho hồ Khe Lừa. Việc trồng cây giổi cũng là góp phần thực hiện đề án trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ông Lương Văn Khoa (Phó Chủ tịch UBND xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ) cho biết:

PV ông Lương Văn Khoa (Phó CT UBND xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ): Băng…

Hệ thống công trình thủy lợi không ngừng được đầu tư, hoàn thiện đã góp phần đảm bảo nước tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tại các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân, hệ thống thủy lợi còn cung cấp nguồn nước tưới ổn định, giúp người dân phát triển sản xuất, bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm để ổn định cuộc sống.

Năm 2020, công trình thủy lợi đập Bản Cấu Lìm, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỉ đồng từ nguồn vốn đề án 196 của tỉnh. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ nước tưới cho 20 ha lúa, hoa màu của 34 hộ dân trong bản. Ông Tằng Phúc Ninh (xã Quảng Đức, huyện Hải Hà) chia sẻ:

PV ông Tằng Phúc Ninh ( xã Quảng Đức, huyện Hải Hà): Băng….

UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đề án đảm bảo an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Trong đó, đề ra nhiều giải pháp chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới như đầu tư xây dựng hồ chứa mới, nâng cấp cải tạo những hồ đã có, ưu tiên phương án tận dụng, nâng cấp, sửa chữa các công trình hiện có. Tận dụng khe trường mỏ sau khai thác, cải tạo để làm hồ chứa. Ông Đoàn Mạnh Phương (Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh) cho biết:

PV Ông Đoàn Mạnh Phương (Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi): Băng…

MC1: Thưa quý vị và bà con, nguồn tài nguyên nước luôn vận động và luân hồi nhưng hữu hạn, vì thế, việc khai thác và quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi để phát huy những mặt lợi và hạn chế những tác hại của nước, vừa là giải pháp vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong thời kỳ mới. Với cách làm như hiện nay, ngành thủy lợi Quảng Ninh đang quản lý và vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con

Theo Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9, Bộ NN-PTNT, đến nay 2/8 công trình thuộc Dự án Quản lý nước Bến Tre là cống Tân Phú và Bến Rớ đã thi công hoàn thành. Các công trình này hoàn thành kịp ngăn mặn, trữ ngọt giúp giúp địa phương chủ động phòng chống xâm nhập mặn từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào phía thượng nguồn sông Ba Lai. Trong tương lai, hai cống đập âu thuyền An Hóa trên sông Giao Hòa và cống Bến Tre trên sông Chẹt Sậy thuộc Dự án Quản lý nước Bến Tre cũng sẽ được đầu tư xây dựng. Các cống này cùng với cống Tân Phú, Bến Rớ và cống đập Ba Lai đi vào vận hành sẽ khép kín hoàn toàn sông Ba Lai, tạo thành hồ chứa nước ngọt “khổng lồ” chứa hàng triệu khối nước phục vụ nhu cầu sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân vùng dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

MC 2: tin 2

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió Đông trên cao nên từ ngày 24 - 27/11 trên đất liền của tỉnh có mưa to, mưa rất to, cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngày 21/11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công điện yêu cầu các chủ đập chủ động vận hành đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ theo quy trình được phê duyệt trước 19 giờ ngày 24/11, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, góp phần cắt, giảm đỉnh lũ vùng hạ du.

MC 1: tin 3

Theo UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, trong 4 năm qua, huyện luôn quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi để mở rộng diện tích tưới cho cây trồng cạn. Đến nay, toàn huyện có 8 công trình thủy lợi và các công trình đập dâng bán kiên cố quy mô nhỏ ngăn dòng tích nước tại các dòng suối trên địa bàn huyện. Tất cả các kênh mương trên địa bàn huyện trong quy hoạch đã được kiên cố hóa. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp cần phải tưới vào mùa khô trên địa bàn huyện khoảng 23.000 ha, trong đó diện tích chủ động tưới được là 21.500 ha, đạt tỷ lệ gần 93,5%.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Huyện miền núi an tâm nhờ công trình thủy lợi xây mới

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của người dân, năm 2019, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã khởi công xây dựng công trình thủy lợi hồ Khe Lừa, cấp nước sinh hoạt, sản xuất tập trung cho 4 xã vùng cao. Công trình hoàn thành đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Tiến Thành

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông