Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Khát vọng nền nông nghiệp 'xanh - sinh thái - bền vững' của đất Chín Rồng
Cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin ‘Nông nghiệp tuần qua’ của Nông nghiệp Radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin và khát vọng một nền nông nghiệp 'xanh – sinh thái- bền vững' của vùng đất Chín Rồng.
Nông nghiệp Radio | 17:37 07/03/2022
Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông nghiệp Radio
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Tin tức thủy lợi tại ĐBSCL
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và cắt băng khánh thành công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
Thưa quý vị và bà còn, vừa qua, Bộ NN-PTNT đã tổ chức lễ khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và cắt băng khánh thành.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khẳng định: Công trình Cái Lớn - Cái Bé là công trình "ý Đảng, lòng Dân", một công trình trí tuệ của người Việt Nam chúng ta, trong điều kiện hết sức khó khăn chúng ta đã phấn đấu vươn lên cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Chúng ta đã thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp. ĐBSCL là vùng đất đặc thù, có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội, lợi thế cạnh tranh. ĐBSCL tiềm năng thì lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ, đây là khu vực chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, trong đó vừa sạt lở, xâm nhập mặn, sụt lún, thay đổi dòng chảy của ĐBSCL, dòng chảy dòng sông Mê Kông do tác động của biến đổi khí hậu.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ĐBSCL là rất lớn và đã được thể hiện qua nhiều thời kỳ. Trong thời gian tới ĐBSCL cần phải đột phá hơn nữa để đáp ứng được kỳ vọng.
Tin tức nông nghiệp nổi bật
Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với tỉnh Đắk Lắk đề tháo gỡ các vướng mắc và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Đắk Lắk
Tuần qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chủ trì buổi làm việc về vấn đề tháo gỡ các vướng mắc và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Đắk Lắk. Nội dung dung buổi làm việc liên quan đến một số cơ chế, chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề xuất xem xét đầu tư một số công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, đề xuất xem xét thu hút, kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, chế biến...
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết trách nhiệm của Bộ NN-PTNT là cùng với các địa phương tháo gỡ thể chế, khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư. Phải nhất quán như thế chứ không lấp lửng. Bộ NN-PTNT cộng tác với các địa phương để cùng kiến tạo không gian phát triển không chỉ của riêng địa phương đó mà còn là cả vùng kinh tế, cả quốc gia.
Bộ NN-PTNT góp phần giúp doanh nghiệp trong nước thích ứng Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc đảm bảo xuất khẩu nông sản
Để tiếp tục đảm bảo xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, tuần qua, Bộ NN-PTNT đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Y tế triển khai ban hành và trực tiếp hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm theo thẩm quyền quản lý, được phân công tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ đối với nhóm 18 mặt hàng theo quy định tại điều 7 Lệnh 248 của Trung Quốc.
Đồng thời, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao có ý kiến với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc về việc tăng cường đôn đốc và trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhằm kịp thời có thông tin mới nhất về các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248, Lệnh 249.
Kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ Xung đột Nga – Ukraine
Liên quan tình hình xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, cũng như các động thái trừng phạt của phương Tây nhằm vào các ngân hàng của Nga, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho rằng, trước tiên Nga là thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam, cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Trong ngắn hạn, việc xảy ra xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng nhiều đến cả việc chúng ta xuất khẩu nông sản sang Nga cũng như nhập khẩu các mặt hàng từ Nga về Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, xung đột vũ trang nổ ra giữa Nga và Ukraine sẽ tác động tới nền kinh tế của Việt Nam theo cả hai hướng tiêu cực và tính cực, trong đó tác động tiêu cực sẽ chiếm phần lớn do các yếu tố lạm phát, giá xăng dầu tăng, xã hội cũng như cộng đồng người Việt tại Nga gặp bất ổn.
Từ nay đến 2030, Việt Nam nằm trong top 10 trung tâm chế biến sâu của thế giới
Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ hiện đang gặp phải là việc tiếp cận những hỗ trợ về khoa học công nghệ và nguồn vốn. Hiện nay, trên 95% cơ sở chế biến nông lâm thủy sản có quy mô vừa và nhỏ. Họ đang gặp phải những hạn chế đặc trưng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như nguồn lực bị hạn chế, năng lực quản lý, điều hành còn thấp, còn bị động, phụ thuộc nhiều vào thị trường, khó liên kết, hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chế biến là một lĩnh vực hết sức tiềm năng. PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) cho rằng: từ nay đến năm 2030, Việt Nam nằm trong top 10 trung tâm chế biến sâu của thế giới.
Khát vọng nền nông nghiệp 'xanh - sinh thái - bền vững' của đất Chín Rồng
Cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin ‘Nông nghiệp tuần qua’ của Nông nghiệp Radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin và khát vọng một nền nông nghiệp 'xanh – sinh thái- bền vững' của vùng đất Chín Rồng.
Nông nghiệp Radio
Các chương trình
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.