Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập

Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập; Cần đầu tư 17 cống tại tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp chống ngập úng; Phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm.

Quỳnh Anh  | 09:10 18/06/2024

Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập

Tự động

Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 18/6 sẽ có những nội dung chính sau: Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập; Cần đầu tư 17 cống tại tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp chống ngập úng; Phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm.

  • Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024, tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn của địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm; không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập. Đồng thời, địa phương phải tập trung phòng chống buôn lậu gia súc, gia cầm một cách thường xuyên liên tục. Con giống nhập lậu chính là nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại rất lớn. Trước tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi lan rộng và có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký Công điện về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

  • Cần đầu tư 17 cống tại tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp chống ngập úng

Huyện Mỹ Tú và thị xã Ngã Năm là hai địa phương thuộc vùng trũng thấp của tỉnh Sóc Trăng. Nhiều năm liền, hai địa phương đã ghi nhận tình trạng thiệt hại do ngập úng xảy ra cục bộ. Tại Ngã Năm, toàn thị xã có 70 trạm bơm, 74 cống nội đồng, 36 thuyền bơm. Thế nhưng, các công trình này chỉ phục vụ công tác tiêu úng cho khoảng 60% diện tích sản xuất nông nghiệp. Đối với huyện Mỹ Tú, địa phương hiện có 6 cống chủ lực phục vụ công tác tiêu úng. Tuy nhiên, một số hệ thống cống giáp kênh Quản Lộ Phụng Hiệp còn hở nên việc ngăn nước trong mùa mưa bão hay triều cường là rất khó. Đặc biệt, khi cống Tam Sóc bị vỡ thân, công tác ngăn triều cường trên địa bàn càng trở nên bất lợi hơn. Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, dự kiến địa phương cần đầu tư khoảng 17 cống tại tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp để đồng bộ hóa với các cống sẵn có.

  • Phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm

Nghề trồng dâu nuôi tằm theo hướng hàng hóa tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bắt đầu phát triển từ cuối năm 2017. Thời kỳ “hoàng kim”, diện tích trồng dâu nuôi tằm đã đạt hơn 200 ha. Dâu tằm khi đó được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện Bảo Yên với quy mô đạt 400 ha vào năm 2025. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành dâu tằm tơ bị suy thoái, giá kén tằm chạm đáy nên nhiều hộ đã chặt bỏ diện tích trồng dâu, “bỏ nghề” nuôi tằm. ước qua thời kỳ suy thoái, khoảng giữa năm 2023, ngành dâu tằm tơ đã phục hồi, giá kén tằm tăng trở lại, huyện Bảo Yên đã đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích nông dân và doanh nghiệp khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng không ít nông dân vẫn tỏ ra thận trọng với nghề này. Đến nay, toàn huyện Bảo Yên mới phục hồi được hơn 30 ha dâu tằm.

  • Tỷ lệ giống lúa chất lượng đưa vào canh tác của Hà Nội đạt khoảng 70%

Vụ Xuân năm nay, tỷ lệ giống lúa chất lượng đưa vào canh tác của Hà Nội đạt khoảng 70%. Điều này giúp ngành nông nghiệp TP duy trì sản lượng lúa cao trong bối cảnh diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần. Cùng với việc khuyến khích đưa giống lúa mới năng suất, chất lượng vào canh tác, Hà Nội đẩy mạnh các giải pháp nhằm thúc đẩy cơ giới hoá trong gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch. Phương pháp gieo cấy cải tiến SRI được ứng dụng ngày một phổ biến. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, vừa qua, đơn vị đã phối hợp với Cục Thống kê tiến hành đánh giá kết quả sản xuất lúa Xuân tại một số địa phương. Sơ bộ năng suất lúa ước đạt khoảng 62 tạ/ha. Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, tình hình sâu bệnh hại phức tạp, việc năng suất lúa đạt 62 tạ/ha được xem là cố gắng lớn của ngành nông nghiệp Hà Nội.

  • Hải Dương có 15 mô hình cánh đồng không rác thải

Từ năm 2022, Mô hình “Cánh đồng không rác thải nilon, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật”, được Hội Nông dân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương thí điểm thực hiện tại các xã Kim Xuyên và Bình Dân. Đây cũng là công việc đột phá của hội trong năm 2023. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 15 mô hình tại 13 trong tổng số 18 xã, thị trấn của huyện. Nhờ những mô hình này, khoảng 80 – 90% rác thải nilon, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng được thu gom giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Huyện phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đều xây dựng thành công mô hình “Cánh đồng không rác thải”. Kim Thành là một trong những địa phương đi đầu ở Hải Dương trong phong trào xây dựng mô hình này.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố; buộc tiêu hủy trên 17.400 con, hơn tăng 50% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tại tỉnh Bắc Kạn, đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan ra đến trên 2.200 hộ dân, ở trên 530 thôn thuộc tất cả 8 huyện, thành phố của tỉnh. Trước thực trạng đó, trong chuyến kiểm tra tình hình phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại Bắc Kạn mới đây, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y nhận định nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lan rộng là rất cao, đồng thời với mức độ lây lan diện rộng ở tất cả các huyện, thành phố, đề nghị tỉnh Bắc Kạn cần công bố dịch tả lợn Châu Phi mức độ toàn tỉnh.

Băng:

Ngọc Tú

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 18/6/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự kỳ họp thứ 7 Quốc hội

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Kiểm tra IUU và Tiến độ dự án tại Quảng Ngãi.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Nghe Báo cáo về Dự án vốn vay Ngân hàng thế giới hỗ trợ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa. Sau đó, Họp về triển khai chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Trao đổi về đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp triển khai chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia về hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch lâm nghiệp quốc gia. Sau đó, Nghe báo cáo Dự án thương hiệu gỗ Việt.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo chuẩn bị Hội nghị “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Sau đó,  Dự họp với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về Nghị định quy định về đất trồng lúa.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập

Không để dịch bệnh bùng phát rồi ‘chạy’ theo dập; Cần đầu tư 17 cống tại tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp chống ngập úng; Phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển