| Hotline: 0983.970.780

Triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh các cơ sở chăn nuôi

Thứ Hai 17/06/2024 , 07:20 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn triển khai chứng nhận an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

Nhiều cơ sở chăn nuôi đã phối hợp với lực lượng thú y trong việc phòng chống dịch bệnh, tiêm vacxin cho đàn vật nuôi. Ảnh: TP.

Nhiều cơ sở chăn nuôi đã phối hợp với lực lượng thú y trong việc phòng chống dịch bệnh, tiêm vacxin cho đàn vật nuôi. Ảnh: TP.

Có thể nói, phát triển ngành chăn nuôi bền vững là tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, những năm qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh việc thúc đẩy chăn nuôi, tạo thu nhập cao cho tổ chức cá nhân.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành chăn nuôi luôn đối mặt với rủi ro, thách thức của các loại dịch bệnh. Theo ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, có những năm, dịch bệnh xảy ra liên tục làm ngành chăn nuôi đổi chiều theo tà âm. “Dịch bệnh quét qua làm cho người chăn nuôi khó có thể gượng dậy sau đó, ông Tám nói thêm.

Vì vậy, việc đưa khoa học công nghệ vào chăn nuôi là giải pháp hạn chế dịch bệnh, an toàn cho đàn vật nuôi. “Chúng tôi đã và đang thực hiện đề án xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Mỗi địa phương, tổ chức đều hướng đến mục tiêu này và để từ đó nhân ra diện rộng”, ông Tám chia sẻ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 427 trang trại chăn nuôi, trong đó, có 7 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 96 trang trại quy mô vừa và 324 trang trại quy mô nhỏ. Các trang trại chăn nuôi ở các địa phương cũng đang chủ động thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh để hạn chế thiệt hại xảy ra.

Một số trang trại đã ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến khép kín, chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Chuồng nuôi sử dụng hệ thống làm mát tự động, thức ăn ủ men vi sinh, đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng hầm biogas... vào sản xuất nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, việc phòng ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi luôn được quan tâm đặt lên hàng đầu. Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình luôn bám sát cơ sở để chủ động nắm bắt tình hình và hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện chuẩn mô hình an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.

Một trang trại nuôi gia cầm áp dụng công nghệ, phòng ngừa tốt dịch bệnh. Ảnh: TP.

Một trang trại nuôi gia cầm áp dụng công nghệ, phòng ngừa tốt dịch bệnh. Ảnh: TP.

“Hiện, toàn tỉnh có 34 cơ sở chăn nuôi được cơ quan thú y cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh còn hiệu lực. Trong đó, có 2 cơ sở chăn nuôi cấp xã và 32 cơ sở chăn nuôi cấp trang trại”, ông Trần Công Tám cho hay.

Tại cơ sở trang trại sản xuất giống gà của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Nhật Minh (có trụ sở tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), một cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Tại đây, chuyên nuôi gà lấy trứng và cho ấp nở để cung ứng gà giống, gà kiến cho thị trường. Mỗi tháng, trang trại cung ứng ra thị trường khoảng 50.000 gà giống đảm bảo chất lượng.

Anh Trần Thanh Ngọc, Giám đốc Công ty cho hay, để có được thành quả đó, đơn vị đã nhiều năm áp dụng công nghệ vào sản xuất, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện phòng chống dịch bệnh, tiên vacxin cho đàn giống bố, mẹ và con giống xuất bán đúng định kỳ.

“Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với lực lượng cán bộ thú y trong việc giám sát, chỉ đạo việc phòng chống dịch và tiên vacxin theo quy định. Việc tiêm vacxin cũng được thực hiện qua hệ thống máy móc công nghệ cao”, anh Minh nói thêm.

Trao đổi về xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ông Trần Công Tám , Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình cho hay, đơn vị tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Tham mưu triển khai chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi.

Phát triển đàn gia súc gắn liền với an toàn dịch bệnh tại huyện Bố Trạch. Ảnh: TP.

Phát triển đàn gia súc gắn liền với an toàn dịch bệnh tại huyện Bố Trạch. Ảnh: TP.

“Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên kiểm tra về điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi, trang trại quy mô vừa. Đồng thời, đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật”.

“Phát huy tối đa hệ thống giám sát, xử lý kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế, tiêu diệt một số mầm bệnh trên gia súc, gia cầm”, ông Tám cho biết thêm.

Cũng theo ông Trần Công Tám, đến cuối năm 2024, sẽ xây dựng thêm 2 vùng an toàn dịch bệnh tại xã Vạn Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Phong (thị xã Ba Đồn).

“Từ các điểm sáng được cấp giấy an toàn dịch bệnh này sẽ lan toản mạnh trong các địa phương để việc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi ngày càng có hiệu quả hơn”, ông Trần Công Tám nói thêm.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Cây mì Bình Định được mùa nhưng mất giá

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và sử dụng giống sạch bệnh nên cây mì (sắn) ở Bình Định cho năng suất khá, nhưng do biến động thị trường nên giá mì giảm thấp.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.