Không để tái diễn cảnh nước lũ cuốn trôi cá lồng bè

Từ đầu mùa mưa, các địa phương và Sở ngành của tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều biện pháp để không tái diễn cảnh cá lồng bè chết trên sau những cơn mưa lớn, xả lũ.

Lê Bình  | 09:24 29/08/2024

Không để tái diễn cảnh nước lũ cuốn trôi cá lồng bè

Tự động

Đồng Nai không để tái diễn cảnh nước lũ cuốn trôi cá lồng bè

Từ đầu mùa mưa, các địa phương và Sở ngành của tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để không tái diễn cảnh cá lồng bè chết trên sau những cơn mưa lớn, xả lũ.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, nhiều năm nay, mỗi khi vào mùa mưa thì nước lũ các sông như sông Đồng Nai, sông La Ngà dâng nhanh, gây ra một số thiệt hại đối với người dân nuôi cá lồng bè.

Cách đây hơn 1 năm, trận mưa lớn cuối tháng 7/2023 khiến mực nước sông dâng cao đột ngột và nước xả lũ bất thường đã khiến cho hàng chục hộ nuôi cá bè, lồng trên sông Đồng Nai và sông La Ngà, hơn 2.000 tấn cá bị nước cuốn trôi.

Để không tái diễn cảnh nước lũ cuốn trôi cá lồng bè, ngay từ đầu mùa mưa, Đồng Nai đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực từ nước lũ đối với cá lồng bè.

Mời quý vị và bà con theo chân PV Lê Bình đến với Đồng Nai để ghi nhận công tác phòng chống tác động tiêu cực của thiên tai đối với người nuôi cá lồng bè.

MC 2:

(Âm thanh tuyên truyền di dời lồng bè + tiếng cano)

Từ nhiều tháng nay, lực lượng kiểm lâm của Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai thực hiện đều đặn các chuyến tuyên truyền trên sông La Ngà. Mục đích nhằm khẩn trương yêu cầu các hộ dân nuôi cá lồng bè tại đây di dời khẩn trương vào vị trí phù hợp nhằm tránh thiệt hại khi vào mùa mưa lũ.

Xuôi dòng sông La Ngà, chúng tôi có mặt tại bè nuôi cá của anh Nguyễn Văn Nhì Anh tại ấp 1, xã La Ngà, huyện Định Quán cũng đúng là lúc bè cá đang thu hoạch cá. Đây là mẻ cá mà anh Nhì Anh kịp thời xuất bán trước khi vào mùa mưa lũ, nhằm tránh tổn thất kinh tế.

Phỏng vấn anh Nhì Anh: Bên Khu bảo tồn với UBND tỉnh cũng có xuống vận động bà con để mình đi về. Mình cũng tranh thủ nếu mà cá mà xuất được là xuất liền để còn xuống dưới ngã ba nữa. Việc chủ động nuôi thì cũng canh theo thời vụ, cái con nước xuống mà bán trước khi mà mình di dời xuống. Nói chung á nuôi thì cũng phải canh né cái vụ mà nước xuống hoặc là lũ dài thì mình cũng phải né cái vụ đó ra như con cá nó nhỏ nó dắt đỡ đỡ hơn cái con cá mà nó bự con cá bự là nó bị tình trạng mà nó cháy mình với nó chết. Nhiều khi nước đập xuống cũng không chừng mình cũng không có biết trước được cái gì.

Cũng giống như anh Nhì Anh, các hộ nuôi cá lồng, bè tại các xã Thanh Sơn, La Ngà, Ngọc Định… thuộc hai huyện Định Quán, Tân Phú cũng đang nhanh chóng thu hoạch đàn cá, bán cho các thương lái trước khi các đợt lũ tràn về.

Cách đây khoảng 1 năm, trận lũ càn quét các hộ nuôi cá lồng bè hồi cuối tháng 7/2023, khiến hàng trăm tấn cá bị ngộp nước chết la liệt. Anh Lý Thuận Hòa, một chủ nuôi cá lồng bè hồi tưởng:

Phỏng vấn anh Lý Thuận Hòa: Nước dâng lên nhiều quá đi. Thời điểm đó là thời điểm cá chuẩn bị sức bè nhiều, nó lớn nhiều thì cái lượng nước nó khi mà xả nước về cái dòng chảy nó rất là mạnh, cá lớn nó sẽ đùa cái con cá này nó qua con con cá kia, tức là cái lượng tun dôn một cục thì nó bị ma sát với nhau rồi con này ma sát con chia, thành ra nó phải chết.

Ông Vũ Quốc Việt, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT, Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết, hàng năm, Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng đã khuyến cáo địa phương tuyên truyền, vận động cho người dân làm sao bước vào một mùa lũ phải thu hoạch lồng mày ở trên sông cũng như là sắp xếp các vị trí ở nơi an toàn, tránh xảy ra cái nước cuốn trôi. Tuy nhiên, vẫn còn một số chủ hộ nuôi không tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chức năng dẫn đến xảy ra thiệt hại.

Phỏng vấn ông Vũ Quốc Việt: Quan điểm của tỉnh là những cái trường hợp mà cố tình không tuân theo chỉ đạo của UBND tỉnh thì chắc chắn sẽ không được hỗ trợ thiệt hại. Còn những cái cái trường hợp nào mà đã chấp hành các cái quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng mà vẫn xảy ra thiệt hại do các yếu tố khách quan thì Nhà nước sẽ căn cứ các quy định hiện hành để có mức hỗ trợ phù hợp.

Để giảm thiểu thiệt hại tối đa cho bà con nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh, Đồng Nai cũng đang thực hiện những kế hoạch mang tính bền vững hơn. Theo Phó GĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai, ông Trần Lâm Sinh, ngoài đề án sắp sắp xếp, di dời các hộ nuôi cá lồng bè vào vùng quy hoạch, tỉnh cũng đang thu hút các doanh nghiệp với những công nghệ tiên tiến để giúp người nuôi cá lồng bè tránh được những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Phỏng vấn ông Trần Lâm Sinh: Sắp tới thì chúng tôi cũng sẽ làm việc với Cục Thủy sản và một số doanh nghiệp để đưa những cái công nghệ, đặc biệt là công nghệ lồng bè tiên tiến của thế giới. Về cái công nghệ này thì sử dụng vật liệu là HDPE để làm cái lồng bè tốt hơn, mỹ quan hơn, chắc chắn hơn, độ bền tốt hơn so với các lồng bè mà hiện chúng ta đang làm là sử dụng các vật liệu như là sắt. Chắc chắn chúng tôi sẽ tìm những cái nguồn để hỗ trợ cho người dân để thay đổi cái phương thức, kết cấu trang thiết bị lồng bè.

MC1:

Thưa quý vị và bà con, theo cảnh báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, năm 2024 có thể xuất hiện mưa lớn cục bộ, dông lốc, sét, mưa đá xuất hiện nhiều với cường độ mạnh. Thời tiết cực đoan ngày càng khó đoán và xảy ra với cường độ nhiều hơn trước đây.

Với phương châm “đi trước thiên tai một bước”, Đồng Nai đang có những hành động thiết thực để giảm thiểu thiệt hại tối đa cho bà con nông dân và người dân. Trong đó, với nhiều biện pháp thiết thực, ngành Nông nghiệp Đồng Nai đang giúp người nuôi cá lồng bè giảm thiểu thiệt hại tối đa, không để xảy ra tình trạng cá lồng bè bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Điều này không chỉ giúp người nuôi cá lồng an tâm sản xuất mà giúp kinh tế của tỉnh được phát triển ổn định hơn.

MC2: Và bây giờ, xin mời quý vị và bà con cùng đến với một số thông tin về lĩnh vực PCTT trên cả nước mà chúng tôi vừa cập nhật.

MC1 - Tin 1: Từ ngày 23/8 đến nay, nước lũ dâng cao khiến 2.457 người ở xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng bị cô lập. Nước lũ ngập cao hơn mái nhà, đoạn sâu nhất nước dâng đến 20m. Việc đi lại của người dân hiện phụ thuộc hoàn toàn bộ vào xuồng, bè mảng tự chế. Ước tính có khoảng hơn 1.000 người đang thiếu thực phẩm, nước sinh hoạt. Nhiều tài sản của người dân và gia súc, gia cầm, lương thực bị nước lũ cuốn trôi, nhấn chìm, hư hỏng. Theo UBND xã Quang Vinh, tại địa phương có 60 căn nhà bị ngập; trong đó, có 28 nhà bị ngập toàn bộ. Tính đến chiều 27/8, cấp ủy, chính quyền huyện và các đoàn từ thiện đã hỗ trợ nhu yếu phẩm, đồ dùng trị giá khoảng 400 triệu đồng cho bà con.

MC 2 - Tin 2: Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đức cũng thông tin, từ năm 2021 đến năm 2024, Quảng Ninh đã dành tổng kinh phí hơn 1.895 tỷ đồng để triển khai 156 nhiệm vụ, dự án phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Các nhiệm vụ, dự án phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào: Xây dựng, nâng cấp hồ chứa nước; duy tu bảo dưỡng đê điều; xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão; cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu thoát nước và trồng, chăm sóc bảo vệ rừng... Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát các phương án PCTT&TKCN của địa phương, đơn vị phù hợp, sát thực tiễn. Đồng thời, nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để kịp thời ứng phó thiên tai đạt hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

MC1 - Tin 3: Trong những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh đã liên tiếp xảy ra 4 vụ sạt lở. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, mức độ sạt lở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Chiều dài sạt lở tính đến nay là 115 km gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của khoảng 700 hộ dân; sạt lở bờ biển 8 điểm với tổng chiều dài khoảng 19 km đã làm mất khoảng 200 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển. Nguyên nhân được cho là do đặc điểm địa hình của tỉnh Bến Tre có hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài dẫn đến thường xuyên chịu ảnh hưởng sạt lở. Đáng chú ý, mức độ sạt lở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn, sạt lở sâu hơn vào trong đất liền, chiều dài sạt lở tăng... Địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống sạt lở, sắp xếp lại dân cư, di dời người dân kết hợp với tái định cư.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Không để tái diễn cảnh nước lũ cuốn trôi cá lồng bè

Từ đầu mùa mưa, các địa phương và Sở ngành của tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều biện pháp để không tái diễn cảnh cá lồng bè chết trên sau những cơn mưa lớn, xả lũ.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Những vườn sầu riêng sạch bệnh bằng giải pháp sinh học
Kiến thức

Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.

Những vườn sầu riêng sạch bệnh bằng giải pháp sinh học
Để cuộc sống hồi sinh nơi cơn bão đi qua
Đối thoại

Bão số 3 đi qua được hơn 3 tháng, tại những làng quê của vùng cao nguyên đá Hà Giang cuộc sống của người dân dần hồi sinh trở lại.

Để cuộc sống hồi sinh nơi cơn bão đi qua