Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Khu rừng lớn nhất Gia Lai bình yên nhờ các nhóm hộ giữ rừng
Anh Ma Long từng là lâm tặc chuyên vào rừng khai thác gỗ trái phép. Nhờ được chính quyền địa phương giáo dục, Ma Long thấy phá rừng là có tội với Nhà nước, có tội với rừng.
Tuấn Anh | 11:42 29/11/2022
Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba thành lập từ năm 2016 và được giao quản lý 24 nghìn ha rừng. Trong đó, vùng giáp ranh với tỉnh Vườn Quốc gia Konkakinh phối hợp cộng đồng vùng đệm giữ rừng trải dài 40 km và 16 km giáp ranh với thị xã Ayun Pa. Với địa hình quá rộng lớn nên công tác quản lý bảo vệ rừng cực kỳ khó khăn.
Những năm gần đây, thực hiện chương trình 38 của Thường trực Tỉnh ủy về triển khai công tác bảo vệ rừng, thì cả hệ thống chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Đặc biệt, nhờ giao khoán cho các nhóm hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng, việc khai thác gỗ trái phép từng bước được đẩy lùi.
Theo đó, nhờ thực hiện quyết định 03 của UBND tỉnh Gia Lai về công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2020-2025, hàng năm Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba khoán diện tích 3.600 ha cho 18 nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng. Trong đó, mỗi nhóm khoảng 5-7 hộ gia đình được phân bổ ở 4 xã: Xã Ure, Chư Đrăng, Ea R’Mọk, Ea Ré.
Băng 1: ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba:
Ban quản lý ở đây 24 nghìn ha, theo việc thành lập có 31 biên chế, nhưng thực tế không đủ, chỉ 25 biên chế mà tới 23 tiểu khu. Mà tính có 18 lực lượng biên chế, 1 viên chức quản lý 1.400 ha, mà rừng núi lại hiểm trở vậy. Sau này, có chính sách khoán bảo vệ rừng, có các hộ hỗ trợ mình trực tuần tra cũng đỡ, chứ không thiếu nguồn nhân lực kinh khủng luôn, không thể làm nổi.
MC: Được sự giới thiệu của lãnh đạo Ban, chúng tôi tìm gặp nhóm hộ của anh Ksor Ka (tên thường gọi là Ma Long, dân tộc Jrai, trú tại buôn Thành Công, xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa). Nhóm của anh Ma Long đã gắn bó với Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba từ những ngày đầu thành lập. Nhóm hộ có 7 hộ gia đình, nhận 200 ha rừng phòng hộ đầu nguồn để quản lý, bảo vệ. Anh Ma Long được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng.
Trước đây, anh Ma Long từng được biết đến là lâm tặc chuyên vào rừng khai thác gỗ trái phép. Từ ngày thành lập Ban, được sự tuyên truyền, vận động của Ban, của chính quyền địa phương, nhận thấy phá rừng là có tội với Nhà nước, có tội với… rừng, anh Ma Long đã bỏ hẳn nghề “lâm tặc”, cùng người làng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Không chỉ quản lý tốt diện tích rừng được giao khoán, nhóm của Ma Long còn hỗ trợ rất nhiều cho anh em của Ban như chỉ dẫn đường đi vào rừng, thông báo kịp thời khi có người lạ vào rừng….
Băng 2: Ma Long (buôn Thành Công, xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa):
Trả tính theo số ha. Cụ thể, cứ 1ha được 400 nghìn, cả tiền dịch vụ môi trường rừng được 4 triệu đồng/tháng. Cứ 1 tuần đi 1 lần, giáp Krông Năng bên Đăk Lăk. Thì đi giữ rừng khó nhất vào mùa mưa, bão lũ.
Băng 3: Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba:
Từ cái khoán đó, bà con cũng thấy được trách nhiệm của họ và thứ 2 là họ cũng đồng hành cùng với mình. Thấy người này làm việc hiệu quả, đi làm cũng có tăng thu nhập. Ngoài thay đổi, họ cũng có khoản tiền, họ tha thiết điện qua, điện lại, sang măm có cho mình đi làm với. Tức là họ thấy được việc giữ đó, tốt cho môi trường, ngoài ra, tăng thu nhập cũng ổn định, họ thấy chương trình này rất tốt, muốn đồng hành cùng Ban để tham gia.
MC: Thưa quý vị và bà con! Việc giao khoán rừng cho nhân dân bảo vệ đã hạn chế được nhiều vấn nạn chặt phá rừng trái phép, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao, góp phần cải thiện sinh kế và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tạo động lực khuyến khích hộ dân tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng, góp phần tạo hiệu quả trong công tác Quản lý bảo vệ rừng. Chính sách giao khoán rừng cho hộ dân bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Khu rừng lớn nhất Gia Lai bình yên nhờ các nhóm hộ giữ rừng
Anh Ma Long từng là lâm tặc chuyên vào rừng khai thác gỗ trái phép. Nhờ được chính quyền địa phương giáo dục, Ma Long thấy phá rừng là có tội với Nhà nước, có tội với rừng.
Tuấn Anh
Các chương trình
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.