Làm gì để đưa sản vật của Thái Bình đến muôn nơi?

Vùng đất hiền hòa, thăng hoa cảm xúc; Xây dựng ngành thủy sản có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn; Nước lũ ĐBSCL thuận lợi cho đánh bắt sản vật; Lâm Đồng có đơn vị đầu tiên xuất khẩu rầu riêng sang Trung Quốc.

Xuân Hào  | 

Làm gì để đưa sản vật của Thái Bình đến muôn nơi?

Tự động

Sản vật Thái Bình

Hôm qua, UBND tỉnh Thái Bình phối hợp Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan bày tỏ sự tâm đắc với slogan của Thái Bình “Vùng đất hiền hòa, thăng hoa cảm xúc” và cho rằng địa phương cần phát huy tinh thần này không chỉ trong du lịch mà trong cả các ngành, lĩnh vực kinh tế khác để tạo ra những sản phẩm vượt trội, có sức cạnh tranh cao. Hoạt động kết nối cung cầu sẽ tạo ra không gian cho đẩy mạnh tiêu thụ nhưng người dân và doanh nghiệp phải thay đổi tư duy để cho ra những dòng sản phẩm giàu cảm xúc, tích hợp đa giá trị. Nông nghiệp radio sẽ thông tin chi tiết về hoạt động này của Bộ trưởng ở phần sau của bản tin.

Phạm Hiếu

  • Xây dựng ngành thủy sản có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn

Phát biểu tại buổi làm việc với các hiệp hội ngành hàng thủy sản chiều qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh về vị trí, vai trò của các hiệp hội trong việc xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng thủy sản bền vững. Thứ trưởng định hướng ngành thủy sản phải xây dựng theo hướng ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, tạo ra nhiều thương hiệu tầm cỡ. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội cần tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo hướng bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đức Minh

  • Nước lũ ĐBSCL thuận lợi cho đánh bắt sản vật

Theo Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, dòng chảy mùa khô năm 2022 về ĐBSCL đã tăng đáng kể so với mọi năm. Tổng lưu lượng qua 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc trên sông Hậu trong mùa lũ năm nay có thể sẽ đạt tới 33.000 m3/s và nước lũ sẽ đạt đỉnh vào nửa cuối tháng 10 với đỉnh lũ nằm trong khoảng giữa báo động cấp I và cấp II. Các chuyên gia nhận định, mùa lũ năm nay rất thuận lợi, người dân có thể tận dụng để đánh bắt sản vật theo nước lũ. Ngoài ra, những hộ dân không canh tác lúa vụ 3 có thể xả nước vào ruộng và thực hiện mô hình sinh kế như nuôi tôm trong ruộng lúa.

Văn Vũ

  • Lâm Đồng có đơn vị đầu tiên xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
Tiếp nối sự kiện sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, hôm qua Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ công bố và khai trương xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường quốc gia đông dân nhất thế giới. Lô sầu riêng xuất khẩu gồm 4 container với trọng lượng hơn 70 tấn của Công ty TNHH Thương mại sản xuất Long Thủy. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được cấp 1 mã số vùng trồng với diện tích 150ha và 1 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc, theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Minh Hậu

  • Đặt mục tiêu 100% diện tích lúa được cấp mã số vùng trồng

Theo các kế hoạch hành động cấp, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, thực hành sản xuất an toàn gắn truy suất nguồn gốc sản phẩm giai đoạn 2022-2025, tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2025, việc cấp mã số vùng trồng lúa đạt 100% diện tích. Để đạt mục tiêu, Đồng Tháp đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, chú trọng sản xuất lúa theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, an toàn, có giá trị gia tăng cao và theo nhu cầu thị trường; tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua giảm chi phí phân, thuốc, giống. Ngoài ra, nâng cao chất lượng gạo, tăng diện tích giống xác nhận, giống chất lượng cao, lúa thơm đặc sản; phấn đấu nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa, giảm lượng phân bón hóa học, lượng thuốc BVTV hóa học trong sản xuất lúa.

Quỳnh Anh

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh, có khả năng cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến, Thái Bình đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cơ cấu ngành công nghiệp lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm ngành chủ lực nên việc xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, công nghiệp tiêu biểu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, để biến những sản phẩm nông nghiệp thành giá trị thì có lẽ Thái Bình cần một phương pháp mới hơn. Vậy phương pháp đấy là gì? Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ về nội dung này

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 22/09/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2022.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dự Hội nghị “Sơ kết sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa, năm 2022. Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 tại Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long”.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến họp chuẩn bị Kế hoạch liên quan IUU. Sau đó, đi công tác tại Lâm Đồng

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tục chuyến Công tác nước ngoài.

Quỳnh Anh

Tự động

Làm gì để đưa sản vật của Thái Bình đến muôn nơi?

Vùng đất hiền hòa, thăng hoa cảm xúc; Xây dựng ngành thủy sản có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn; Nước lũ ĐBSCL thuận lợi cho đánh bắt sản vật; Lâm Đồng có đơn vị đầu tiên xuất khẩu rầu riêng sang Trung Quốc.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi