Lan tỏa quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn
Vấn đề xử lý an toàn lượng phế phụ phẩm trong nông nghiệp là bài toán đã có từ lâu. Và trên thực thế, thời gian gần đây đã có nhiều phương pháp, công nghệ cho kết quả khả quan, nổi bật trong đó là quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn.
Hoàng Anh | 10:27 14/09/2023
Lan tỏa quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn
MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.
MC 1: Thưa quý vị và bà con, với nền kinh tế coi nông nghiệp là chủ đạo, lâu nay, nền nông nghiệp nước ta thải ra một lượng rất lớn các phế phụ phẩm nông nghiệp. Từ những rơm rạ trên cánh đồng đến những thân ngô, thân chuối bãi bồi ven sống hay là cả những thứ được thải ra từ các khu chuồng chăn nuôi đang hiện diện ở khắp nơi. Những thứ được coi là rác nông nghiệp đó đang ngày mỗi ngày gây ô nhiễm cho chính những cánh đồng, chuồng trại mà hơn hết là tạo áp lựu lớn lên chất lượng cuộc sống của người dân. Tìm giải pháp để xử lý an toàn lượng phế phụ phẩm này là bài toán cần phải có lời giải. Trên thực tế thì thời gian gần đây đã có nhiều phương pháp, công nghệ cho kết quả khá khả quan. Một trong những phương pháp được coi là bền vững nhất là quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn hướng hữu cơ. Bây giờ, phóng viên Hoàng Anh sẽ cùng quý vị và bà con trải nghiệm một mô hình hữ cơ - tuần hoàn tại Vĩnh Phúc:
MC2: Ánh nắng nhạt cuối thu dường như càng thêm thẫm sắc xanh của trang trại hộ bà Phạm Thị Hảo ở thị trấn Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu trại xanh mát những vườn cây nằm giữa cánh đồng lúa đang vào hạt.
tiếng xới giá thể
Như bao ngày bà Hảo lại vào chuộng lợn để xới lớp giá thể lót chuồng nơi có hàng chục chú lợn hồng hào, béo múp đang trú ngụ. Với lớp giá thể lót chuồng này, cả vòng đời, những chú lợn chưa bao giờ phải tắm. Bởi, bao nhiêu chất thải đã được lớp lót chuồng thấm hết, rồi từ đó những vi sinh vật được sinh ra bởi quy trình nghiêm ngặt, độc đáo tại tập đoàn Quế Lâm đã được phối trộn từ trước "tiêu hóa" dần. Bởi thế mà, với một lượng lớn lợn nuôi trong chuồng nhưng tuyệt nhiên khu trại không xuất hiện một chút mùi khó chụi nào.
Băng1; bà Hảo 1
Từ khi liên kết với tập đoàn Quế Lâm áp dụng quy trình nuôi trồng hữu cơ tuần hoàn, khu trại của bà Phạm Thị Hảo như lột xác. Trước đây, khi nuôi trồng theo cách cũ, trang trại của bà Hảo là điểm ô nhiễm lớn của địa phương. Hiệu quả kinh tế suy giảm, sức khỏe các thành viên trong gia đình cũng không đảm bảo, có những lúc bà Hảo định bỏ trại đi làm việc khác. Nhưng giờ đây bà Hảo vui vì quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn đã cho gia đình bà một cuộc sống khác hoàn toàn.
Băng 2; bà Hảo 2
Tiếng khuấy nước trong chum
Với tiến sĩ Thế Trường Thành, trưởng ban nông nghiệp hữu cơ miền Bắc của tập đoàn Quế Lâm thì việc xuống tận các hộ liên kết để trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn là việc làm mà ông luôn coi trọng.
Hôm nay, tiến sĩ Thành cũng đến trang trại nhà bà Phạm Thị Hảo để kiểm tra những bể phân hữu cơ được ủ bằng lượng cá tạp lấy từ ao và men vi sinh của tập đoàn Quế Lâm. Cả một vườn bưởi rộng gần một ha chĩu quả trên cành đang sống lại với thứ phân vi sinh được sản xuất tại chỗ này. Những bể cả được đặt ngay trên vườn và đang trong thời kỳ phân hủy nhưng tuyệt nhiên không có mùi đăng trưng nào phảng phất. Nói về hiệu quả của quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn, tiến sĩ Thế Trường Thành cho biết:
Băng 3: thày Thành
Nhiều năm theo đuổi và triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ tại địa phương ông Nguyễn Hoàng Dương, giám đốc TT khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã hợp tác triển khai các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ tuần hoàn với tập đoàn Quế Lâm nhiều năm qua và đã cho kết quả rất khả quan. Từ hiệu quả của phương thức nuôi trồng theo hướng hữu cơ tuần hoàn trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời gian tới, coi đây là điểm nhấn của ngành nông nghiệp địa phương;
Băng 4: anh Dương
Đứng lặng lẽ trên bờ đỗi đề ngắm nhìn những ruộng lúa hữu cơ trĩu bông rồi vào tận chuồng lợn xem những đàn lợn đang vẫy vùng trên lớp giá thể do tập đoàn mình cung cấp. Đó là phong cách của ông Khắc Ngọc Bá, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm mỗi lần về cơ sở. Trải lòng về nông nghiệp hữu cơ, ông Khăc Ngọc Bá chia sẻ, phát triển công nghệ sinh học làm nền tảng để sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, thân thiện và bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả cộng đồng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một môi trường trong lành, bền vững. Trong thời gian qua, CTCP Tập Đoàn Quế Lâm đã sản xuất và cung cấp hàng trăm nghìn tấn phân bón hữu cơ vi sinh và có nguồn gốc từ hữu cơ cho thị trường.
Với gần 3 triệu ha diện tích trồng lúa trên cả nước có thể thấy lượng rơm rạ thải ra là rất lớn và từ đây với cộng nghệ vi sinh của mình tập đoàn Quế Lâm đã và đang cùng bà con nông dân biến chất thải thành phân bón hữu cơ hữu hiệu ngay tại ruộng. Về phương pháp này, ông Khắc Ngọc Bá, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho biết:
Băng 5: anh Bá
MC1: Vâng thưa quý vị và bà con, từ bao đời, ba con nông dân vẫn một nắng hai sương làm ra hạt lúa, con cá. Ấy vậy mà cuộc đời vẫn khổ. Ngày xưa khổ vì năng xuất thấp, nay khổ vì sức khỏe bị bào mòn vì phân hóa học, thuốc trừ sâu hóa học... từ câu chuyện mà Nông nghiệp radio kể hôm nay có thể thấy, đã có lời giải cho bài toán phế phụ phẩm trong nông nghiệp, đã có lời giải cho năng xuất cây trồng, vật nuôi và cũng đã có lời giải cho sức khỏe người làm nông. Lời giải đó là quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn.
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về hoạt động sản xuất Nông nghiệp hữu cơ trên cả nước.
MC 1: Thưa quý vị và bà con,
Cách TP Thái Nguyên khoảng 60km, Nghinh Tường là xã thuộc vùng núi cao của huyện Võ Nhai. Dù gặp vô vàn khó khăn nhưng ở nơi đây vẫn có nhiều tấm gương làm nông nghiệp vượt khó vươn lên, thậm chí làm giàu, tạo sinh kế cho người dân địa phương, nổi bật là mô hình nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ của anh Lê Văn Cương tại xóm Nà Giàm. Mô hình của anh Lê Văn Cương rộng khoảng 1.500m2. Trong đó, hơn 1.000m2 nuôi theo hình thức lúa - ốc và gần 500m2 nuôi theo phương pháp dùng vi sinh tạo màu nước, nuôi thả bèo. Khi mô hình đã có được thành công, anh Cương hiện còn chia sẻ con giống, kiến thức nuôi ốc nhồi cho bà con. Anh cho biết có khoảng 20 hộ gia đình trong xã đang học tập mô hình nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ.
Đào Thanh
MC 2:
Thời gian gần đây, mô hình canh tác lúa hữu cơ đã trở thành xu hướng phổ biến, không chỉ áp dụng cho cây ăn trái và hoa màu, mà còn mở rộng trên lĩnh vực canh tác lúa. Tại các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt tại Trà Vinh, mô hình canh tác lúa hữu cơ đang được đẩy mạnh và lan tỏa. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con mà còn cải thiện môi trường sinh thái trên đồng ruộng. Hiện, Trà Vinh đã có kế hoạch phát triển mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, với mục tiêu trồng 1.000ha lúa hữu cơ và đến năm 2030 đạt 2.500ha. Nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang đã được quy hoạch để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Kim Anh
MC 1:
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ cũng có mặt và đang khẳng định vị thế tại các tỉnh Tây Nguyên. Ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, vụ hè thu này, HTX Nông nghiệp Buôn Choáh có 440 ha lúa đã được chứng nhận VietGAP, trong đó có hơn 100 ha lúa đang được trồng, chăm sóc bằng kỹ thuật hữu cơ. Ông Phạm Văn Lai, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Buôn Choáh cho biết: Vụ hè thu này, khả năng sinh trưởng của cây lúa được chăm sóc hữu cơ phát triển rất tốt, sử dụng rất ít phân. Trồng lúa hữu cơ đem lại chất lượng lúa ngon, sạch cho người sử dụng và môi trường lao động, môi trường sống an toàn. Phương pháp này cũng làm cân bằng tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường.
Minh Quý
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Lan tỏa quy trình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn
Vấn đề xử lý an toàn lượng phế phụ phẩm trong nông nghiệp là bài toán đã có từ lâu. Và trên thực thế, thời gian gần đây đã có nhiều phương pháp, công nghệ cho kết quả khả quan, nổi bật trong đó là quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn.
Hoàng Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan; ‘Thủ phủ’ củ đậu của Hải Dương giảm 50% sản lượng; TP. Cần Thơ chỉ còn gần 0,1% hộ nghèo.
Đợt không khí lạnh này được dự báo là khá mạnh, sẽ tăng cường dồn dập trong những ngày tới.