Lập hợp đồng điện tử, xóa tình trạng bẻ kèo trong thu mua lúa

Gặp thị trường biến động với các hiện tượng bẻ kèo, bỏ cọc trong thu mua lúa, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã đặt hàng công ty công nghệ viễn thông xây dựng phần mềm tích hợp hợp đồng điện tử, để người dân ký trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thương lái bằng hình thức chính quy. Giải pháp được kỳ vọng sẽ xóa bỏ nút thắt trong liên kết lúa gạo.

Kim Anh  | 

Lập hợp đồng điện tử, xóa tình trạng bẻ kèo trong thu mua lúa

Tự động

Lập hợp đồng điện tử, xóa tình trạng bẻ kèo trong thu mua lúa

MC 1: Thưa quý vị và bà con, vừa qua Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

  Để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện triển khai đề án này, mới đây, ở NN-PTNT TP Cần Thơ phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL đã cùng các doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng lúa trên địa bàn họp bàn thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo và phát triển thương hiệu “Gạo Cần Thơ”. Bên cạnh nội dung là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao còn tìm ra giải pháp để chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của TP Cần Thơ đi vào bài bản và chính quy hơn.

MC 2:

  Hơn 2 tuần nữa diện tích lúa thu đông 2023 của HTX nông nghiệp Thuận Thắng ở ấp Đông Thắng, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ sẽ bước vào thu hoạch rộ. Trước Lễ Quốc Khánh 2/9, thương lái ngỏ ý chốt giá 8.200 đồng/kg, HTX chưa đồng ý nhận cọc thì đến nay giá lại sụt giảm còn 7.800 đồng/kg với điều kiện diện tích sản xuất phải trên 40 công.

Anh Dương Văn Siêu, Phó Giám đốc HTX Thuận Thắng nhìn nhận, sau một thời gian dài thành lập, HTX dù đã thực hiện liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, nhưng tình trạng phá vỡ hợp đồng khi nông dân không đáp ứng đủ yêu cầu hoặc giá cả thị trường thay đổi vẫn xảy ra.

Thực trạng này khiến liên kết chuỗi ngành hàng lúa gạo trên địa bàn TP Cần Thơ chưa bền vững, ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết:

[Bang TRAN THAI NGHIEM 1]: “Khó khăn truyền thống của doanh nghiệp, nông dân hiện nay là nông dân hợp đồng với doanh nghiệp, khi giá lúa lên xuống mỗi bên có khó khăn, ứng xử chưa thống nhất. Chúng tôi đang muốn lắng nghe giữa các bên để tìm cách tháo gỡ. Hiện nay có hiện tượng rất mới trong ngành hàng lúa gạo, doanh nghiệp rất khó trong ký hợp đồng xuất khẩu cũng như hợp đồng thu mua vì giá lúa trên đồng ruộng rất cao, trên 8.000 đồng/kg một số giống. Trong khi giá gạo trên thị trường thế giới bất kỳ thời điểm nào cũng có thể hạ xuống rất thấp do phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách xuất khẩu của Ấn Độ. Một nhà xuất khẩu 40% tổng lượng cung thế giới. Điều đó cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức phi truyền thống trong liên kết”.

Toàn TP Cần Thơ hiện có 40 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, sản lượng xuất khẩu trung bình 1,3 triệu tấn gạo/năm, tương đương 2,6 triệu tấn lúa trải đều 3 vụ.

Qua tính toán, ông Trần Thái Nghiêm ước tính, với giá lúa bình quân 6.800 – 7.000 đồng/kg, vào thời điểm thu hoạch, 40 doanh nghiệp trên địa bàn phải có trong tay khoảng 150 tỷ đồng tiền mặt. Doanh nghiệp rất khó có đủ một lượng lớn tiền mặt trong thời điểm nhất định. Trong khi đó chính sách cho doanh nghiệp lúa gạo vay vốn thu mua còn nhiều rào cản. Do đó, đội ngũ thương lái, “cò lúa” sẽ là lực lượng gánh vác một phần tài chính giúp doanh nghiệp thu mua lúa.

Gặp thị trường biến động, ảnh hưởng đến lợi ích các bên, gây ra các hiện tượng bẻ kèo, bỏ cọc, đứt gãy chuỗi liên kết thời gian qua. Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết thêm:

[Băng TRAN THAI NGHIEM 2]: “Giải quyết nút thắt trong liên kết, hiện nay chúng tôi đang đặt hàng công ty công nghệ viễn thông để xây dựng phần mềm tích hợp hợp đồng điện tử. Người dân sẽ ký trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thương lái bằng hình thức chính quy. Trên cơ sở đó các bên sẽ thực hiện rõ ràng, minh bạch về lợi ích. Chúng ta thực hiện minh bạch để không khuất tất, không có hiện tượng hay gọi là thương lái ép giá”.

Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ kỳ vọng rất lớn vào giải pháp này, với quyết tâm giải quyết sự lỏng lẻo trong liên kết thu mua lúa gạo giữa doanh nghiệp, thương lái và bà con nông dân.

Bên cạnh đó, việc xây dựngvùng nguyên liệu dài hạn phục vụ xuất khẩu là vấn đề nhiều doanh nghiệp đang hướng đến. Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật, một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu gạo lớn của TP Cần Thơ hiện đang triển khai Dự án Liên kết sản xuất chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL trên quy mô 1.000 ha ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Ông Phan Thanh Hoài, Trưởng ban quản lý xây dựng vùng trồng nguyên liệu, Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật chia sẻ:

[Băng PHAN THANH HOAI]: “Ngoài các vùng trồng đã xây dựng, hiện tại chúng tôi đang nhân rộng mô hình Dự án liên kết sản xuất chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL do Công ty TNHH Organic Titasa USA thực hiện quy trình kỹ thuật phân bón và bao tiêu sản phẩm từ các HTX, ký kết hợp đồng với nông dân để sản xuất tập trung theo quy trình liên kết nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Chuẩn hóa từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đến gạo thành phẩm”.

Ngoài ra, với sự phối hợp của các chuyên gia từ Viện Lúa ĐBSCL, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đang hoàn thiện dự thảo Bộ tiêu chí về chất lượng gạo phục vụ xây dựng nhãn hiệu “Gạo Cần Thơ”. Bộ tiêu chí chủ yếu tập trung vào phẩm chất gạo như: Hình dáng, màu sắc, chiều dài hạt gạo; tỷ lệ gạo; hàm lượng Amylose; mùi thơm cơm…

Trước đó vào tháng 6/2021, UBND TP Cần Thơ đã ban hành Quyết định 1314/QĐ-UBND về việc giao trực tiếp Viện Lúa ĐBSCL chủ trì thực hiện Dự án nghiên cứu khoa học tuyển chọn giống lúa thơm và chất lượng cao mang nhãn hiệu “Gạo Cần Thơ”.

Việc đưa ra Bộ tiêu chí về chất lượng khi xây dựng nhãn hiệu “Gạo Cần Thơ” là cơ sở để xác định phương thức quản lý, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh gạo trên địa bàn TP Cần Thơ khi được cấp phép sử dụng nhãn hiệu trong tương lai.

MC 1: Thưa quý vị, TP Cần Thơ hiện có trên 78.500ha đất trồng lúa, với sản lượng hàng năm trên 1,3 triệu tấn. Theo quy hoạch của TP Cần Thơ đến năm 2023, vùng sản xuất lúa hữu cơ khoảng 6.000ha, sản xuất trên nền đất lúa 2 vụ sẽ được hình thành tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai. Bước đệm này đã tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp Thành phố thực hiện thành công tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

MC2: Bây giờ sẽ là một số tin vắn về cách làm và xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn cả nước.

MC1 - Tin 1: Thưa quí vị và bà con, theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ngành Nông nghiệp định hướng vùng bãi ven sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống... với diện tích tự nhiên khoảng 29,4 nghìn héc ta sẽ tập trung phát triển cây rau đậu thực phẩm, rau an toàn, cây ăn quả và chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội. Liên quan đến vấn đề này, Hà Nội sẽ ban hành kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn…

Hoàng Anh

MC2 - Tin 2: Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển nông nghiệp nói chung và bảo đảm an ninh lương thực nói riêng luôn là nhiệm vụ căn bản, là một trong những chương trình trọng tâm, trụ đỡ cho phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân. Để làm được điều đó, việc chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, bảo vệ được môi trường sinh thái… là những mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh đang hướng đến. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ hơn 2.500 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, qua đó giúp hạ tầng sản xuất được hoàn thiện, khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, dịch vụ sản xuất, chế biến được nâng lên, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh được mở rộng.

Quốc Toản

MC1 - Tin 3: Gần đây, loại hình du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang phát triển mạnh, thu hút du khách trong nước và quốc tế, giúp ngành du lịch địa phương tăng trưởng mạnh mẽ sau COVID-19. Toàn tỉnh hiện có 46 khu, điểm du lịch cùng hàng trăm lò bánh kẹo, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống nông thôn. Loại hình du lịch nông nghiệp - nông thôn đang phát triển mạnh với hàng chục điểm du lịch mới ra mắt ở khắp các địa bàn trọng điểm trong tỉnh, từ ven biển Gò Công phía Đông đến vùng Kiểm soát lũ và vùng Đồng Tháp Mười nằm phía Tây. Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh du lịch theo hướng bền vững, Tiền Giang xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển du lịch cụ thể, phù hợp, mang lại hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và doanh nghiệp lữ hành trong, ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp lữ hành đưa ra nhiều giải pháp thu hút du khách, có sự đầu tư nghiên cứu phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn gắn với tăng cường xúc tiến du lịch rộng rãi, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước.

Minh Đảm:

MC 2: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp radio hôm nay, xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại/;

Tự động

Lập hợp đồng điện tử, xóa tình trạng bẻ kèo trong thu mua lúa

Gặp thị trường biến động với các hiện tượng bẻ kèo, bỏ cọc trong thu mua lúa, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã đặt hàng công ty công nghệ viễn thông xây dựng phần mềm tích hợp hợp đồng điện tử, để người dân ký trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thương lái bằng hình thức chính quy. Giải pháp được kỳ vọng sẽ xóa bỏ nút thắt trong liên kết lúa gạo.

Kim Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã