Liên kết nông dân, doanh nghiệp để phát triển sầu riêng bền vững
Sự tăng trưởng sầu riêng đang góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích sản xuất kém hiệu quả sang cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thanh Sơn - Lê Bình | 13:56 22/10/2024
Tọa đàm phát thanh:Liên kết nông dân, doanh nghiệp để phát triển sầu riêng bền vững
Thưa quý vị và các bạn,
Xuất khẩu sầu riêng đang tăng trưởng rất mạnh kể từ khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Năm 2022, xuất khẩu sầu riêng đạt kỷ lục hơn 2,2 tỷ đô la. 8 tháng đầu năm nay, kỷ lục này đã bị vượt qua khi kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt vượt mốc 2,5 tỷ đô la, và đang hướng tới mốc 3 tỷ đô la.
Phát triển sầu riêng một cách bền vững, gắn sản xuất với thị trường, hình thành chuỗi giá trị sầu riêng, đang là mối quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của ngành nông nghiệp các tỉnh trồng sầu riêng, trong đó có Tây Ninh, một trong 10 tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất cả nước hiện nay.
Trong chương trình Đối thoại ngày hôm nay, Nông nghiệp radio sẽ cùng 2 khách mời thảo luận chi tiết hơn về phát triểncây sầu riêng gắn với thị trường tiêu thụ ở Tây Ninh.
Xin trân trọng giới thiệu:
+ Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh
+ Ông Phan Hoài Thịnh, Giám đốc HTX Cây ăn trái Bàu Đồn, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình của chúng tôi.
Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!
Ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Ninh đang đứng thứ 3 sau Đồng Nai và Bình Phước về diện tích sầu riêng và năm trong 10 tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất cả nước. Sự tăng trưởng về diện tích sầu riêng đang góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Tây Ninh theo hướng giảm diện tích sản xuất kém hiệu quả các cây trồng truyền thống như lúa, mía, cao su sang sản xuất cây ăn trái và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bây giờ mời quý bà con và các vị khách mời cùng nghe một phóng sự ngắn, do báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Phóng sự:
Cây sầu riêng được người dân trồng tại Tây Ninh từ khá sớm, khoảng đầu những năm 1990. Thời gian gần đây, do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, giá sầu riêng luôn ở mức cao nên nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ hoa màu, lúa, cây ăn trái khác… không hiệu quả kinh tế chuyển sang trồng cây sầu riêng cho năng suất và thu nhập cao.
Anh Nguyễn Văn Lư tại ấp Láng, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu từ lâu nay canh tác cây lúa và sắn. Do tình trạng thời tiết ngày càng gay gắt, tình trạng bệnh khảm lá sắn ngày càng phức tạp nên năng suất cũng không được khả quan. Sau khi trừ các chi phí thì lợi nhuận mỗi vụ lúa hay sắn cũng còn lại chẳng đáng bao nhiêu. Vài năm trở lại đây, anh Lư quyết định trồng 1 mẫu đất sầu riêng. Nhờ quyết định này mà cây sầu riêng đang cho anh Lư thu nhập cao, vượt trội so với các cây trồng trước đây.
Băng anh Lư: Ở trên đất Tây Ninh mấy năm nay cây sầu riêng cho trái tốt, 1 mẫu cho trái tầm 20 tấn trở lên. Tôi bán được 1 tỷ 516 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 220 triệu, thu lời khoảng 1,3 tỷ đồng.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Tèo, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu cũng chuyển từ trồng lúa sang cây sầu riêng.
Băng anh Tèo: Lúc trước thì mình trồng lúa, nguồn thu nhập không cao nên chuyển sang trồng cây sầu riêng thấy nguồn thu nhập nó ổn định hơn. Những người đi trước họ chỉ cho mình, rồi cũng học hỏi thêm.
Giá bình quân khoảng 50.000 đồng/kg, người dân có thể thu lãi từ 250 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha trồng sầu riêng. Trong khi đó, 1 ha cây sắn, mía, cây lúa… chỉ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Như vậy, cây sầu riêng cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với những loại cây trồng khác.
Hiện nay, diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Tây Ninh đạt gần 3.000 ha. Ngành nông nghiệp dự báo đến năm 2025, tổng diện tích trồng sầu riêng của Tây Ninh sẽ phát triển đạt khoảng 5.000 ha, theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm, phục vụ xuất khẩu.
MC:
- Câu hỏi đầu tiên, Yến Nhi xin được dành cho ông Phan Hoài Thịnh, Giám đốc HTX Cây ăn trái Bàu Đồn. Thưa ông, cây sầu riêng đã được trồng ở xã Bàu Đồn từ khi nào, đến nay, diện tích và sản lượng sầu riêng toàn xã ra sao? Sầu riêng Bàu Đồn đang được tiêu thụ ở những thị trường nào?
- Vâng, chúng ta vừa được nghe về phát triển cây sầu riêng ở Bàu Đồn trong những năm qua, nơi đang được coi là thủ phủ sầu riêng của tỉnh Tây Ninh. Thưa ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh,diện tích, sản lượng cây sầu riêng trên toàn tỉnh Tây Ninh hiện ra sao. Cây sầu riêng đang cho hiệu quả kinh tế như thế nào so với các cây trồng chủ lực khác trên địa bàn tỉnh?
MC:
Vâng thưa quý vị, cây sầu riêng đang từng bước tạo được chỗ đứng quan trọng trong cơ cấu cây ăn trái chủ lực của tỉnh Tây Ninh. Chưa dừng ở đó, sầu riêng vẫn còn tiềm năng phát triển ở Tây Ninh trong thời gian tới nhờ đất đai, khí hậu thuận lợi, ít bị ảnh hưởng thiên tai, và thị trường xuất khẩu vẫn đang rộng mở.
Trước khi dành những câu hỏi tiếp theo cho các vị khách mời, chúng ta sẽ đến với một phóng sự ngắn mà Nông nghiệp Radio vừa thực hiện:
Phóng sự
Hiện nay, lợi nhuận từ trồng cây sầu riêng cao hơn nhiều so với trồng lúa và các cây hoa màu khác nhưng nếu bà con nông dân có mong muốn chuyển đổi sang trồng sầu riêng thì cần phải đánh giá kỹ thổ nhưỡng và phải đầu tư đúng mức, đúng kỹ thuật thì mới mang lại hiệu quả. Mặt khác, việc đầu tư trồng cây sầu riêng ồ ạt sẽ dễ dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu, dư thừa, dội chợ, rớt giá là khó tránh khỏi. Đó cũng là câu chuyện của anh Nguyễn Văn Tèo, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu khi trồng sầu riêng tự phát, manh mún.
Băng anh Tèo: Năm rồi bán giá có hơn 20.000 đồng/kg, cũng phải bán chứ không cũng rụng. Lúc trước giá không ổn định, giá lên xuống, không ổn định bằng vào hợp tác xã. Từ đó mới có động lực để vô.
Anh Tèo cũng cho biết, từ khi tham gia Hợp tác xã cây ăn trái Bàu Đồn, gia đình anh đã được hỗ trợ về vay vốn, giống, phân bón, kỹ thuật… nên sản lượng sầu riêng của gia đình luôn đạt năng xuất cao.
Ngoài ra, hợp tác xã còn phối hợp với các công ty để tìm đầu ra ổn định cho trái sầu riêng, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, Tây Ninh có nhiều lợi thế để phát triển bền vững loại xây này trong thời gian tới.
Băng bà Thu: Sầu riêng của Bàu Đồn thì đã được khẳng định ở trên thị trường. Trước khi thu hoạch 15 ngày thì chúng tôi cũng đến từng hộ để đánh giá chất lượng, tiến hành sự đàm phán đối với nông dân. Lúc thu hái thì chúng tôi sẽ đưa nhân công vào với lực lượng tập kết nơi quy định thì chúng tôi sẽ đưa về nhà máy để sản xuất.
Việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn là đúng định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển cây sầu riêng phải đúng theo quy hoạch, phù hợp với thổ nhưỡng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết chặt chẽ với các chuỗi cung ứng của thị trường mới cho hiệu quả cao.
MC:
- Thưa ông Phan Hoài Thịnh Những nguyên nhân nào đã giúp cho cây sầu riêng ở Bàu Đồn phát triển mạnh trong thời gian qua và cây sầu riêng còn tiềm năng phát triển, mở rộng diện tích ở đây nữa hay không?
- Tây Ninh được cho là có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây sầu riêng. Thưa ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, ông có thể chia sẻ cụ thể những điều kiện thuận lợi để phát triển cây sầu riêng trên địa bàn. Trong thời gian tới, diện tích, sản lượng sầu riêng ở Tây Ninh có thể phát triển đến quy mô như thế nào, và những địa phương nào ở Tây Ninh có điều kiện phù hợp nhất để phát triển sầu riêng?
- Để phát triển bền vững, ổn định một loại cây trồng nào đó, không thể không gắn sản xuất với thị trường, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm. Thưa ông Phan Hoài Thịnh, Giám đốc HTX Cây ăn trái Bàu Đồn, hợp tác xã đã thực hiện liên kết ra sao với các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng? Trong thời gian tới, hợp tác xã sẽ mở rộng quy mô liên kết như thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩmvà bảo đảm đầu ra được ổn định, bền vững?
Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!
Thưa quý và các bạn! Sầu riêng hiện đã trở thành loại trái cây xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam và đang chiếm khoảng 2 phần 3 kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Thị trường xuất khẩu và nội địa của trái sầu riêng vẫn đang rất rộng mở. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cần đi vào phát triển bền vững càng sớm càng tốt theo hướng không chạy theo diện tích sản lượng mà tập trung nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, gắn sản xuất với thị trường, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm.
Nongnghiep Radio hy vọng rằng, với những định hướng đúng đắn của ngành nông nghiệp và nhận thức của doanh nghiệp, nông dân, cây sầu riêng sẽ đi vào phát triển bền vững, giữ vững vị thế trên thị trường Trung Quốc và luôn góp phần quan trọng nhất trong việc đưa xuất khẩu rau quả cả nước đạt tới những cột mốc mới trong thời gian tới.
Chương trình Đối thoại với chủ đề “Liên kết nông dân, doanh nghiệp để phát triển sầu riêng bền vững” xin được khép lại. Thay mặt những người thực hiện chương trình, Yến Nhi xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe.
Liên kết nông dân, doanh nghiệp để phát triển sầu riêng bền vững
Sự tăng trưởng sầu riêng đang góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích sản xuất kém hiệu quả sang cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thanh Sơn - Lê Bình
Tin liên quan
Các chương trình
Một giải pháp BVTV phù hợp sẽ giúp khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo ổn định sản xuất cho bà con vùng ĐBSCL.
Việc xây dựng hành trình làm nông nghiệp tốt gắn với phát triển các cây trồng chủ lực đang được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang quan tâm và tạo được những thành tựu đáng kể.