Mở giá trị mới cho cây tre Việt Nam

Ngành hàng tre đang có giá trị kinh tế trong cơ chế thị trường, Thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu được trút bỏ gánh nặng kiểm dịch; Thanh long sắp có mã số vùng trồng; Người đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ cây mía tím; Kiên Giang cần xây dựng 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Xuân Hào  | 

Mở giá trị mới cho cây tre Việt Nam

Tự động
  • Ngành hàng tre đang có giá trị kinh tế trong cơ chế thị trường

Sáng hôm qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI tổ chức hội thảo "Vai trò của tre nguyên liệu đối với sự phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam". Tại hội thảo, các đại biểu đã xác định rõ thêm về vai trò, vị trí giá trị của cây tre Việt Nam, cây tre Việt Nam đang có giá trị kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, người nông dân trồng tre hiện nay đang bị áp lực bởi nhiều cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Để phát triển ngành hàng tre, ngay từ bây giờ doanh nghiệp cùng chính quyền địa phương và Bộ NN-PTNT xây dựng những vùng nguyên liệu lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến, xuất khẩu.

Quỳnh Anh

  • Thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu được trút bỏ gánh nặng kiểm dịch

Theo thông tư được Bộ NN-PTNT ban hành mới đây về việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, danh mục miễn kiểm dịch gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu, làm hàng mẫu thử nghiệm; để trưng bày hội chợ, triển lãm; làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về. Đây là một tin vui đối với ngành thủy sản Việt Nam, khi nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng.

Thanh Sơn

  • Thanh long sắp có mã số vùng trồng

Theo bà Trần Thị Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, dự kiến ngày 19/8 hệ thống thông tin và dữ liệu cấp và quản lý mã số vùng trồng đối với trái thanh long sẽ được công bố. Những nội dung được ưu tiên cập nhật phục vụ cho việc quản lý của ngành và các địa phương là thông tin, dữ liệu về danh mục giống lưu hành; giống cây trồng được bảo hộ; diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, văn bản quy phạm pháp luật. Đối với cấp và quản lý mã số vùng trồng đã hoàn thiện xong phần mềm trên trang thông tin điện tử và app điện thoại, Cục sẽ phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đi thực tế một số địa phương để hướng dẫn cho nông dân và cơ quan chuyên môn áp dụng.

Phạm Hiếu

  • Người đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ cây mía tím

Nhờ chuyển đổi từ trồng lúa thường xuyên thiếu nước tưới sang trồng mía tím, kinh tế của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku đã được nâng cao rõ rệt. Điển hình tại xã Ia Kênh, tổng diện tích trồng lúa trên địa bàn khoảng 300 ha nhưng trước đây phần lớn năng suất không đạt, kém hiệu quả. Vài năm trở lại đây, bà con đồng bào đã chuyển sang trồng cây mía tím và thể xem như loài cây này đã giúp người dân đổi đời. Ông Nguyễn Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Ia Kênh cho biết, nhờ việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía tím, bộ mặt nông thôn nơi đây đã dần thay đổi, đời sống ngày càng được nâng lên. Do cây mía phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, UBND TP. Pleiku đã ra quyết định thành lập Nông hội mía xã Ia Kênh để có những định hướng bền vững hơn đối với loại cây trồng này trên địa bàn.

Tuấn Anh

  • Kiên Giang cần xây dựng 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021 - 2015 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông cần được thực hiện đồng bộ, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn và tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ biển, bờ sông. Theo đề án, từ nay đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang cần đầu tư xây dựng 200 công trình, với tổng kinh phí hơn 17 nghìn tỷ đồng.

Văn Vũ

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, tre là loài cây đã gắn liền với đời sống của người dân nông thôn Việt Nam từ ngàn đời. Tre xuất hiện trong văn hóa, đời sống và còn góp phần vào quá trình đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của người Việt. Hiện nay, tre là nguyên liệu quan trọng trong các chuỗi sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu cả trong nước lẫn xuất khẩu. Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng ngành hàng tre đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt qua các thách thức và khẳng định được giá trị của cây trẻ Việt, có lẽ các địa phương cần có sự quan tâm, hỗ trợ xây dựng các HTX từ đó nhân rộng mô hình hiệu quả cho các sản phẩm từ tre. Về nội dung này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã có những chia sẻ với Nông nghiệp Radio.

Băng:

Đức Minh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 05/08/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghe báo cáo chuyên đề Khoa học công nghệ thuộc Chương trình nông thôn mới. Sau đó, làm việc với cơ quan Trung ương.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dự Hội thảo quốc tế về Công nghệ sinh học Nông nghiệp. Sau đó, làm việc với cơ quan Trung ương.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Nghe báo cáo chuyên đề Khoa học công nghệ thuộc chương trình nông thôn mới. Sau đó, làm việc với cơ quan Trung ương.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự họp về Thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm ngư. Sau đó làm việc với cơ quan Trung ương.

Quỳnh Anh

Tự động

Mở giá trị mới cho cây tre Việt Nam

Ngành hàng tre đang có giá trị kinh tế trong cơ chế thị trường, Thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu được trút bỏ gánh nặng kiểm dịch; Thanh long sắp có mã số vùng trồng; Người đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ cây mía tím; Kiên Giang cần xây dựng 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ