Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn

Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn; Chăn nuôi bò thịt theo chuỗi còn chiếm tỷ trọng thấp.

Quỳnh Anh  | 

Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn

Tự động

Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn

  • Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc - FAO tổ chức Hội nghị tổng kết dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng “mở rộng phạm vi quản lý sâu keo mùa thu bền vững tại Việt Nam”. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, từ năm 2019, sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện ở Việt Nam, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra 58 tỉnh, thành với tổng diện tích hơn 76.000 ha ngô đã bị gây hại. Được sự hỗ trợ của FAO, Bộ NN-PTNT đã triển khai dự án mở rộng quản lý sâu keo mùa thu. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp bổ sung các biện pháp, tài liệu thông tin, giúp ngành Bảo vệ thực vật, địa phương, người dân phòng chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Chăn nuôi bò thịt theo chuỗi còn chiếm tỷ trọng thấp

Cũng trong ngày hôm qua, Cục Chăn nuôi, Bộ Nn-PTNT tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt của Việt Nam. Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay hoạt động chăn nuôi bò đang đối diện với nhiều khó khăn như: tỷ suất đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, thời gian thu hồi vốn chậm. Bên cạnh đó, chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chiếm tỷ lệ cao.  Ngành chăn nuôi đặt ra mục tiêu đến năm 2030, đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 đến 6,6 triệu con và khoảng 30% số lượng bò được nuôi trong trang trại. Đồng thời, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Nâng cao các yêu cầu  về chất lượng, an toàn thực phẩm.

  • Lạng Sơn vẫn chưa kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phibùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ tháng 3 năm nay. Tính đến ngày 17/12, tỉnh vẫn còn 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Địa phương đã ghi nhận 86 ổ dịch tại 628 hộ của 10 huyện với tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy lên tới trên 2.000 con. Lý giải nguyên nhân chưa thể khống chế dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn cho hay, chủ yếu do chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo quy trình vệ sinh chuồng trại nuôi. Hơn nữa, việc kiểm soát nguồn giống lợn ở cơ sở còn hạn chế, chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi ở một số địa phương tự ý tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn, không theo khuyến cáo của chính quyền và cơ quan chuyên môn đã khiến dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

  • ‘Chìa khóa vàng’ mở cơ hội giảm nghèo nhanh ở Đăk Glei

Đăk Glei là một huyện biên giới, thuần nông của tỉnh Kon Tum với gần 90% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Đăk Glei đã đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương thông qua việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã. Đến nay, toàn huyện có tổng số 16 hợp tác xã và 129 tổ hợp tác, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, dược liệu, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định. Trong đó, nhiều HTX đã có sản phẩm OCOP, xây dựng được thương hiệu trên thị trường, mang lại lợi nhuận cho thành viên, giúp người dân thoát nghèo hiệu quả. Đầu nhiệm kỳ 2021 - 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm gần 19%, qua rà soát và dự kiến phấn đấu thực hiện giảm nghèo đa chiều cuối đến năm 2023 trên địa bàn huyện Đăk Glei còn hơn 5,6% hộ nghèo.

  • Các hồ chứa lớn tích đầy nước dù ít mưa

Trên địa bàn Bình Định hiện có 164 hồ chứa có dung tích từ 50.000m3 trở lên. Hiện dung tích các hồ chứa lớn đạt gần 608 triệu triệu m3, bằng 89% dung tích thiết kế và 96% so với cùng kỳ năm 2022, tăng gần 107 triệu m3 so với mực nước cuối tháng 11. Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, mùa mưa năm nay trên địa bàn Bình Định ít mưa, nhưng nhờ các hồ chứa lớn có diện tích lưu vực lớn nên hiện đã tích được mực nước gần đạt dung tích thiết kế. Trước mùa mưa lũ năm 2023, qua kiểm tra hiện trạng các hồ chứa trên địa bàn, ngành chức năng Bình Định đã quyết định tích nước hạn chế 23 hồ chứa, trong đó có 13 hồ đã được bố trí nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp, 10 hồ chứa chưa được bố trí nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, từ năm 2019, sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện ở Việt Nam, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra 58 tỉnh, thành với tổng diện tích hơn 76.000 ha ngô bị gây hại. Trước sự xuất hiện của loài sinh vật này, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng quy trình phòng trừ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, mở các lớp tập huấn để hướng dẫn nông dân. Nhờ đó, diện tích ngô bị sâu keo mùa thu gây hại giảm dần, tính đến năm 2023 chỉ còn 8.000 ha, mức độ gây hại nhẹ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những giải pháp mang lại thành công bước đầu, do đó, được sự hỗ trợ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc – FAO, Bộ NN-PTNT đã triển khai dự án “mở rộng phạm vi quản lý sâu keo mùa thu bền vững tại Việt Nam”. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung chia sẻ:

Băng:

Quang Dũng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 20/12/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Họp Tổng kết chi bộ. Sau đó, Tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bên

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Kiểm tra thực tế tại tỉnh Hưng Yên. Làm việc với UBND tỉnh Kon Tum. Sau đó, dự Lễ Trao giải Nhân tài Đất Việt năm 2023.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp thẩm định huyện nông thôn mới Tiên Yên và Binh Liêu tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, Nghe báo cáo đánh giá kết quả khảo sát khối trường.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Cục Quản lý xây dựng công trình. Sau đó, dự Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Xử lý công việc thường xuyên.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo Đề xuất dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ chuyển đổi Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long" và dự án "Phát triển hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với Biến đổi khí hậu", vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á. Sau đó, dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của ngành Nội vụ.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn

Mở rộng phạm vi quản lý để phòng, chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn; Chăn nuôi bò thịt theo chuỗi còn chiếm tỷ trọng thấp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc
Thời sự

Các chuyên gia về thời tiết nhận định, trong giai đoạn 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền cùng xảy ra nắng nóng trong đợt lễ 30/4 - 1/5 như năm nay.

Thời tiết nông vụ ngày 29/4/2024: Nóng như rang trên toàn quốc