Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Một năm thắng lợi của nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam
Vườn Quốc gia Cúc Phương tự hào 60 năm phát triển; 99% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm; 5 năm, ngành Thủy lợi xử lý ngăn mặn hơn 1 triệu ha; Chè Võ Nhai được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Xuân Hào | 10:34 05/12/2022
- Vườn Quốc gia Cúc Phương tự hào 60 năm phát triển
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Vườn Quốc gia Cúc Phương; biểu dương, đánh giá cao những thành tích đáng tự hào của đơn vị qua 60 năm thành lập, phát triển. Thứ trưởng cho rằng, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã luôn chú trọng nhiệm vụ bảo vệ rừng bằng các giải pháp đồng bộ. Thời gian tới, Vườn Quốc gia cần tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương trong vùng triển khai toàn diện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng đến mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái rừng. Tích cực, chủ động mở rộng các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và khẩn trương xây dựng Đề án du lịch sinh thái về lâm nghiệp.
Tùng Đinh
- 99% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm
Từ đầu năm đến nay, Bộ NN-PTNT đã phối hợp cùng các Bộ, ngành hữu quan và các địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm; đồng thời, tổ chức giám sát, lấy mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản... tại nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các địa phương. Qua công tác kiểm tra liên ngành, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các tỉnh, thành trên cả nước, kết quả cho thấy hiện có hơn 97% sản phẩm nông, lâm, thủy sản đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm; có 99% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 89%...
Quỳnh Anh
- 5 năm, ngành Thủy lợi xử lý ngăn mặn hơn 1 triệu ha
Cục Quản lý xây dựng công trình, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua xây dựng công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng vượt tiến độ thi công giai đoạn 2016-2020 và Lễ phát động phong trào thi đua “5 nhất”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, giai đoạn 2016-2020, các công trình đầu tư của Bộ NN-PTNT cơ bản đầu tư dứt điểm và có cách tiếp cận mới. Các công trình này, khi đi vào sử dụng đã phát huy được ngay hiệu quả, minh chứng bằng việc diện tích tưới tăng thêm 80.000 ha, diện tích tiêu tăng hơn 400.000 ha, ngăn mặn tăng thêm 1,1 triệu ha. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu khoa học cũng tăng lên... Đến hiện tại có thể khẳng định, Bộ NN-PTNT không còn công trình, dự án tồn đọng, trừ công trình thuộc nhóm A đang trong giai đoạn thực hiện.
Minh Phúc
- Chè Võ Nhai được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Võ Nhai” của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Võ Nhai đang có trên 1.300ha chè, sản lượng đạt trên 13.700 tấn mỗi năm. Chè Võ Nhai được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận là một bước tiến mới, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của cây chè trên địa bàn huyện. Để giữ vững thương hiệu chè, thời gian tới địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, địa phương cũng sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển cây chè trên địa bàn huyện.
Toán Nguyễn
- Chuyển đổi 3.600ha đất lúa kém hiệu quả sang chuyên canh sả
Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang là địa phương thường xuyên phải đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn nên canh tác lúa không mang lại hiệu quả, thu nhập của bà con bấp bênh. Để tháo gỡ khó khăn, địa phương đã chuyển đổi 3.600ha đất lúa 1 vụ nhiễm mặn trước đây sang trồng chuyên canh sả, thích ứng biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng gần 1.200ha so với cùng kỳ năm trước và lớn nhất tỉnh Tiền Giang hiện nay. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương đã thu hoạch đạt sản lượng gần 42.000 tấn. Hiện tại, giá sả giữ mức từ 4.500-5.000 đồng/kg tùy thời điểm, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Với giá này, mỗi ha sả đạt tổng thu trên 100 triệu đồng, trừ chi phí, nông dân trồng sả còn lãi từ 50-60 triệu đồng, cao gấp ba lần trồng lúa một vụ trước đây.
Kim Anh
- Người dân trồng rau màu lo lắng khi có dự báo mưa lớn
Để kịp cung ứng cho người tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hiện nay nông dân các vùng rau lớn ở Bình Định đã xuống giống các loại rau ăn quả như khổ qua, đậu bắp, đậu cô ve, đậu Hòa Lan, súp lơ… còn những diện tích trồng rau ăn lá được nông dân trồng luân canh quanh năm. Tuy nhiên khi nghe dự báo thời tiết về đợt mưa lớn sẽ xảy ra vào đầu tháng 12/2022, nhiều người đã lo lắng và dừng xuống giống các loại rau ăn quả. Những diện tích đã làm đất, lên vồng, bà con lấy bạt nilon phủ những vồng đất lại để tránh bị mưa làm trôi đất, đợi hết mưa lấy bạt ra bắt đầu xuống giống, những vồng rau ăn quả đã xuống giống cũng được bà con tủ lại để tránh bị trôi giống.
Vũ Đình Thung
- Hà Tĩnh chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay nền nhiệt các tháng chính đông rét ở mức vừa phải. Rét đậm, rét hại, trung bình ngày từ 15 và 13 độ trở xuống, tập trung trong các tháng này, mỗi đợt 2 - 5 ngày. Diễn biến của các đợt rét sẽ ảnh hưởng bất lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản “Về tăng cường phòng chống rét trong nuôi trồng thuỷ sản” đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cười các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản nuôi với những nội dung cụ thể. Khi có thuỷ sản nuôi bị thiệt hại do rét đậm, rét hại đề nghị kịp thời thống kê, đánh giá báo cáo về Chi cục Thủy sản để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Quốc Toản
- Trà Vinh dành hơn 390 tỷ đồng hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp
Theo UBND tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Theo kế hoạch, giai đoạn này, tỉnh bố trí kinh phí hơn 390 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm hỗ trợ cơ sở ở các địa phương thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; sản xuất, tiêu thụ rau an toàn; hỗ trợ các địa phương trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng, vật nuôi khác; hỗ trợ các cơ sở tham gia chương trình OCOP và hỗ trợ phát triển trồng rừng, bảo vệ rừng.
Trọng Linh
Nhạc cắt
Thưa quý vị và bà con, tại tỉnh Hà Tĩnh, trước đây khi nghề nuôi tôm “1 vốn 4 lời” thì nghề này được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, song khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nuôi tôm thắng lợi của bà con chỉ đạt 30 – 40%, thậm chí có năm dưới 30%. Tức là 100 người nuôi tôm chỉ có 30 – 40 người có lãi, còn lại thua lỗ.
Để vực dậy nghề nuôi tôm chủ lực, trước mắt ngành chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh tập trung khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh, công nghệ cao. Riêng nguồn giống, từ năm 2016 đến nay, Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên cung cấp giống tôm chất lượng cao cho người nuôi trồng ở Hà Tĩnh
Tuy nhiên, dòng tôm giống doanh nghiệp này cung ứng chủ yếu là giống tôm siêu lớn, cho hiệu quả kinh tế cao song đặc thù thời tiết khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc thường xuyên mưa lũ, hạn hán; môi trường nước thay đổi liên tục và dịch bệnh cực nhiều, dẫn đến tỷ lệ người nuôi thành công dòng tôm siêu lớn có phần chưa cao.
Để khắc chế các tồn tại đó, từ năm 2023 người nuôi trồng thủy sản khu vực phía bắc sẽ được tiếp cận với dòng tôm giống kháng bệnh của Công ty Cổ phần thủy sản Thông Thuận. Theo ông Võ Châu Trọng, Giám đốc Công ty:
Trích băng ông Võ Châu Trọng
Việc đưa dòng tôm giống kháng bệnh vào nuôi trồng trong những năm tới, hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội làm giàu bền vững từ nghề nuôi tôm cho người nông dân. Đây chính là điều mà người dân mong mỏi và luôn tin tưởng vào nguồn tôm giống mà Thông Thuận cung cấp.
Anh Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) – cơ sở lựa chọn giống tôm của công ty Thông Thuận từ 6 năm nay cho rằng:
Trích băng anh Hồ Quang Dũng
Thanh Nga
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, năm 2022 có thể được coi là một năm thắng lợi nhất từ trước đến nay với nhiều mặt hàng nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam được phép tiếp cận đến các thị trường thế giới. Gần đây nhất, lô hàng quả bưởi đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng bởi xuất khẩu chính ngạch trái bưởi sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận một trong những thị trường khó tính bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, các quy định về nhập khẩu của thị trường này rất khắt khe, đòi hỏi người sản xuất phải hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt là trong vấn đề kiểm dịch thực vật, để có thể giữ được thị trường. TS Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, Cục Bảo vệ Thực vật đã có những chia sẻ cụ thể về nội dung này và cho rằng áp lực quản lý sâu bệnh hại trên đồng ruộng và vùng trồng đóng vai trò cốt lõi trong vấn đề xuất khẩu. Mời quý vị cùng theo dõi.
Băng
Quỳnh Anh
Một năm thắng lợi của nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam
Vườn Quốc gia Cúc Phương tự hào 60 năm phát triển; 99% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm; 5 năm, ngành Thủy lợi xử lý ngăn mặn hơn 1 triệu ha; Chè Võ Nhai được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Xuân Hào
Các chương trình
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.