Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao: Khó nhưng nên làm
ĐBSCL với mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao; Bộ NN-PTNT đề nghị xử lý hành vi bán thuốc thú y sai quy định; Cảnh giác cao độ với dịch cúm gia cầm dịp cuối năm.
Xuân Hào | 08:07 11/11/2022
- 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL: Giống là quan trọng, nhưng phải đem lại được giá trị!ĐBSCL với mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia thuộc các tổ chức quốc tế về một số vấn đề xoay quanh Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL. Theo đó, đề án nhắm đến một số mục tiêu chính bao gồm hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị; sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng. Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, Bộ NN-PTNT cần thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan để chỉ đạo triển khai thực hiệu, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.
Thanh Thủy
- Bộ NN-PTNT đề nghị xử lý hành vi bán thuốc thú y sai quy định
Trước bối cảnh buôn bán thuốc thú y thủy sản trực tuyến, qua mạng xã hội ngày càng phổ biến, chưa được quản lý đồng bộ, không bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật, Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ sở buôn bán thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất; tổ chức lấy mẫu kiểm tra chất lượng, thu hồi, tiêu hủy và xử lý các hành vi vi phạm. Các tỉnh, thành phố kiểm tra, thanh tra, điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán bất hợp pháp thuốc thú y trên mạng xã hội, qua hình thức trực tuyến; các trường hợp vi phạm quy định về tiếp thị, bán trực tiếp thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất, sinh học xử lý, cải tạo môi trường thủy sản tại các vùng nuôi, cơ sở nuôi.
Phạm Hiếu
- Cảnh giác cao độ với dịch cúm gia cầm dịp cuối năm
Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời gian tới sẽ là thời kỳ cao điểm chuẩn bị thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất lớn. Do đó, để phòng chống hiệu quả cúm gia cầm, các địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định, khuyến cáo về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm. Trong đó, cần hết sức lưu ý tới việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, tự giác trong phòng chống cúm gia cầm. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, quản chặt việc vận chuyển gia cầm trên địa bàn và qua biên giới. Đặc biệt, cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm.
Trung Quân
- Đắk Lắk xuất khẩu lô mắc ca đầu tiêng sang Nhật Bản
Cũng trong tuần qua, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ xuất khẩu lô mắc ca chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản. Chuyến hàng lần này gồm hơn 2.200 thùng sản phẩm hạt mắc ca sấy với tổng trọng lượng hơn 6 tấn. Việc xuất khẩu chính ngạch thành công sản phẩm mắc ca sang Nhật Bản là tiền đề mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Năng nói riêng tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới; giúp người nông dân thu được lợi nhuận cao hơn từ loại quả đặc sản được mệnh danh là "Nữ hoàng quả khô".
Quỳnh Anh
- Huyện đầu tiên của miền Bắc đạt vùng an toàn dịch bệnh trên gà
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lễ công bố là huyện đầu tiên của miền Bắc đạt vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà. Theo UBND huyện Yên Thế, hằng năm, các hộ nuôi gà ở Yên Thế đã cung cấp ra thị trường 12 - 14 triệu con, sản lượng trứng đạt trên 10 triệu quả. Để đảm bảo số lượng và chất lượng, cơ cấu giống gà được tuyên truyền cho người dân theo hướng đa dạng sản phẩm, mặt khác tập trung xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất. Theo đó, đã cơ bản hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi gà đồi tập trung với quy mô lớn, chất lượng không ngừng được nâng lên. Chăn nuôi gà đã trở thành một nghề cho thu nhập ổn định đối với nhiều hộ dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Đinh Mười
- Bắc Kạn: 145 công trình thủy lợi bị xâm phạm
Hiện nay Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn - Công ty thủy nông Bắc Kạn được UBND tỉnh giao quản lý, vận hành gần 390 công trình thủy lợi. Từ năm 2020 đến nay, qua kiểm tra, rà soát các công trình vi phạm hành lang bảo vệ, đã phát hiện 145 công trình bị xâm phạm. Thực trạng này đã gây ách tắc, thu hẹp dòng chảy, đe dọa chất lượng nguồn nước phục sản xuất nông nghiệp, làm xấu cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi phát hiện vi phạm, Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương đến tận nơi tuyên truyền, nhắc nhở và đề nghị các hộ gia đình vi phạm tháo dỡ, di dời công trình. Tuy nhiên, số công trình vi phạm hành lang bảo vệ vẫn không được giải quyết dứt điểm và còn tiếp tục tái diễn.
Toán Nguyễn
- “Lễ hội cá tra – Vươn ra biển lớn” lần đầu tiên tại Đồng Tháp
Được xem là cái nôi hình thành làng nghề phát triển cá tra lâu đời và mang lại giá trị kinh tế cao, với mục đích tận dụng và phát huy lợi thế của địa phương, tỉnh Đồng Tháp dự kiến sẽ tổ chức lễ hội cá Tra lần đầu tiên với chủ đề “Lễ hội cá tra - Vươn ra biển lớn” vào giữa tháng 12 năm nay tại TP Hồng Ngự. Lễ hội cá tra là hoạt động quảng bá, tôn vinh hình ảnh con cá tra của tỉnh cũng như khu vực, qua đó góp phần khẳng định giá trị thương hiệu cá tra Việt Nam trên trường quốc tế. Trước đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra đến năm 2025 diện tích thả nuôi cá tra đạt 2.450ha, sản lượng đạt 555.000 tấn với mục tiêu phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh bền vững, hiện đại và trách nhiệm.
Văn Vũ
- Trồng thử nghiệm cây gai xanh cho kết quả đáng mừng tại Hòa Bình
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, sau 2 năm triển khai trồng thử nghiệm, đến hết tháng 10 năm nay, tổng diện tích cây gai xanh trên địa bàn tỉnh đạt gần 260 ha, với 435 hộ gia đình tham gia trồng. Theo đánh giá ban đầu, cây gai xanh được trồng trên địa bàn tỉnh sinh trưởng, phát triển tốt và khá đồng đều tại các địa phương, giá trị thu nhập từ 120-145 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 2,5 - 4 lần so với trồng cây ngô, sắn. Sản phẩm của cây gai xanh được liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với doanh nghiệp, HTX nên bảo đảm đầu ra, giá ổn định, giúp người dân yên tâm phát triển sản xuất. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu trồng cây gai xanh khá cao nên cần được đầu tư và thâm canh cao để cho năng suất tối ưu.
Nhạc cắt:
Thưa quý vị và bà con, thiên nhiên ưu đãi cho Cà Mau khu vực rừng ngập mặn Ngọc Hiển, có vai trò vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai và phát triển kinh tế. Dưới tán rừng đước, các thế hệ người dân đã biết kết hợp hài hoà giữa trồng rừng với nuôi tôm, cua. Trong những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm-rừng vùng ven biển. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, với loại hình tôm sinh thái này, vừa qua các doanh nghiệp cùng với chủ rừng và người dân đã triển khai nhiều dự án phát triển liên kết chuỗi giá trị tôm – rừng. Đặc biệt khi người dân tham gia chuỗi liên kết, được doanh nghiệp hỗ trợ giống chất lượng cao, cũng như hỗ trợ về dịch vụ môi trường rừng để người dân phát triển. Từ đó, thu nhập của bà con được nâng lên đáng kể. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết:
Băng:
Tỉnh Cà Mau đang tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi tôm - rừng có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời, khuyến khích người nuôi áp dụng các quy trình kỹ thuật mới, hiệu quả, thân thiện môi trường. Qua đó, khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản có nhu cầu xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái đầu tư vốn, kỹ thuật vào phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế để được chứng nhận.
Trọng Linh
Đối thoại
1 TRIỆU HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO, GIẢM PHÁT THẢI SẼ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ NÀO?
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, ngành hàng lúa gạo của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Đến nay, 80% diện tích lúa chuyên canh đã đạt được các Giấy chứng nhận, đáp ứng được các yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của ngành hàng lúa gạo, vừa qua, Bộ NN-PTNT đã tham mưu và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ xây dựng Đề án 1 triệu ha vùng lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính. Không chỉ nông dân, người sản xuất mà nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia đều bày tỏ mong đợi chủ trương này sẽ sớm được thực hiện, triển khai tại nơi được xem là vựa lúa của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về đề án này, mời quý vị và bà con cùng đến với những chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam.
[Băng Thứ trưởng Trần Thanh Nam] 3:13 - 6:49
“Tôi muốn đặt ra câu hỏi…
…đây là sự kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chương trình này, hưởng lợi từ chương trình này.”
Nguyễn Thủy
Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao: Khó nhưng nên làm
ĐBSCL với mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao; Bộ NN-PTNT đề nghị xử lý hành vi bán thuốc thú y sai quy định; Cảnh giác cao độ với dịch cúm gia cầm dịp cuối năm.
Xuân Hào
Các chương trình
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.