Nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo, chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu.

Trung Chánh  | 

Nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo, chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Tự động

Nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo chiếm lĩnh thị trường quốc tế

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam. Nghề sản xuất lúa gạo không không chỉ tạo sinh kế nuôi sống hàng chục triệu hộ nông dân trên cả nước mà còn tạo vị thế cho Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu. Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đổi mới quy trình canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao…

MC2: Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được Chính phủ phê duyệt và đang được Bộ NN-PTNT phát động triển khai được xem là cú hích lớn chuyển đổi căn cơ chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo. Từ nông dân, đến các doanh nghiệp và địa phương đều tích cực tham gia.

Hậu Giang, nơi cókênh xáng Xà No, được xem là con đường lúa gạo của ĐBSCL, mỗi nằm tỉnh này đóng góp sản lượng hơn 1,2 triệu tấn lúa hàng hóa. Triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vừa được phát động, tỉnh Hậu Giang đăng ký tham gia 28.000ha ngay trong năm 2024 và đến năm 2030 là 46.000ha. Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chia sẻ…

(Băng ông Đồng Văn Thanh)

Để chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam triển bền vững, PGS.TS. Nguyễn Phú Son (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng cần tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. Nghiên cứu và phát triển các mô hình liên kết bền vững giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo. Cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo. Xây dựng dự án nghiên cứu phát triển giống lúa và phát triển thương hiệu gạo chung của Việt Nam.

(Băng ông Nguyễn Phú Son)

Trên thực tế, ngành nông nghiệp Việt nam đang có nhiều nỗ lực để chuyể đổi căn cơ chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Tập trung nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến hiện đại, giúp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn khắt khe của từng thị trường nhập khẩu. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cho biết:

(Băng Thứ trưởng Hoàng Trung)

Đ.T.Chánh (thực hiện)

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về hoạt động áp dụng quy định SPS về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo số liệu từ Sở Công Thương, hiện tại, toàn tỉnh Đồng Tháp có 20 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, gạo xuất khẩu sang 29 thị trường, trong đó thị trường châu Á chiếm tỷ lệ khoảng 90%, châu Đại Dương là 7%, còn lại là các châu lục khác. Tỉnh Đồng Tháp có diện tích sản xuất lúa mỗi năm dao động từ 480.000 - 500.000 ha, sản lượng ước tính trên 3,3 triệu tấn. Đồng Tháp định hướng phát triển ngành hàng gạo trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực theo hướng bền vững thông qua phát triển vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng áp dụng đồng bộ giải pháp giảm giá thành sản xuất. Tỉnh đã cấp 431 mã số vùng trồng lúa với tổng diện tích hơn 65 nghìn ha. Diện tích được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hơn 6.600 ha; diện tích được chứng nhận VietGAP hơn 4.000 ha.

MC 2: tin 2

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An, ước kết quả chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây trồng hàng năm và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh năm 2023 khoảng hơn 8.250ha. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi sang trồng cây ăn trái như chanh, mít, sầu riêng,... đều có lợi nhuận cao. Nhằm chuyển đổi cây trồng an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo các địa phương vận động người dân chỉ chuyển đổi và phát triển các loại cây ăn trái theo đúng quy hoạch kết hợp phát triển hạ tầng tương ứng, bảo đảm tính thích nghi với điều kiện đất đai, nước tưới. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo nông dân tập trung duy trì mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, nâng cao hơn nữa chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng, chuẩn hóa quy trình sản xuất từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển và phân phối.

MC 1: tin 3

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 255.668 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, FLO… chiếm hơn 43% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh. Ngành nông nghiệp địa phương đang chuyển dịch theo chiều sâu, nâng cao giá trị, định hướng xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp 193 mã số vùng trồng với diện tích hơn 9.005 ha rau quả và 32 mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu với tổng công suất khoảng 1.245-1.395 tấn quả tươi/ngày, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo, chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu.

Trung Chánh

Tin liên quan

Các chương trình

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Phóng sự

Nếu như trước đây, ĐBSCL hay được nhắc đến với hình ảnh 'sống chung với lũ' thì nay đã chuyển thành 'sống chung với hạn mặn'.

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế
Phóng sự

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị và bà con câu chuyện về Giám đốc một doanh nghiệp từ bỏ công việc của mình để về quê lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế.

Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế