Ngã ba Cò Nòi - ‘Tọa độ lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Là giao điểm của các tuyến tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi là nút giao thông trọng điểm, được ví như 'yết hầu' trên tuyến lửa.

Quang Dũng  | 

Ngã ba Cò Nòi - ‘Tọa độ lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tự động

Để chi viện cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ, một mạng lưới vận tải gồm 3 tuyến chính được hình thành và đều phải qua cửa ải Ngã ba Cò Nòi (nay thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).

Quân Pháp xác định đây là “yết hầu”, “tử huyệt” của tuyến cung cấp vũ khí, lương thực của Việt Minh lên Điện Biên nên đã ra lệnh cho không quân Pháp ở Đông Dương bằng mọi cách phải biến “Ngã ba Cò Nòi - Sơn La thành bãi lầy”. Ngã ba Cò Nòi từ đó trở thành “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt giữa ta và địch.

Với quyết tâm bảo vệ thông suốt con đường huyết mạch, hơn 18.000 lượt thanh niên xung phong đã được huy động từ khắp các địa phương lên đường phục vụ chiến dịch. Trong đó, thường trực tại Ngã ba Cò Nòi khoảng 1.000 người thuộc Đội 34 và Đội 40.

Bà Nguyễn Thị Nụ - Cựu thanh niên xung phong năm ấy cho biết, từ thời điểm đầu năm 1954 cho đến khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, không ngày nào Ngã ba Cò Nòi im tiếng bom đạn. Trung bình mỗi ngày đêm diễn ra hàng chục cuộc đánh phá với các loại bom nổ chậm, bom na pan, bom bươm bướm hòng bóp chết tinh thần, ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Ban ngày mọi người phải sơ tán, đến đêm thì cùng nhau ra sửa chữa, làm đường để ngay đêm đó bộ đội, dân quân, xe vận chuyển vũ khí, lương thực đi qua trước khi trời sáng.

Lúc bấy giờ Pháp đánh rất mạnh, mỗi ngày dội hàng trăm tấn bom, đường xá rất khó khăn nên phải mở những đường phụ đi tắt đồi; phải hô hào toàn dân chuyển lương thực, tải đạn, rồi biết bao người anh em đã hi sinh ở đây, vì thế chúng tôi càng hết sức đồng lòng, cùng nhau vượt qua khó khăn để giải phóng Điện Biên Phủ.

70 năm kể từ ngày chiến dịch toàn thắng, mỗi lần trở lại Ngã ba Cò Nòi, các cựu thanh niên xung phong, dân quân du kích ai nấy đều không dấu được niềm tự hào xen lẫn xúc động.

Ông Lò Văn Hếnh, thuộc bộ phận Công binh phá bom tại Ngã ba Cò Nòi, sau khi thắp nén nhang thơm tưởng nhớ đồng chí, đồng đội tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ thanh niên xung phong đã hồi tưởng về những ngày đêm chiến đấu kiên cường, đảm bảo để mạch máu giao thông không tắc nghẽn:

Lúc ấy Nhà nước cần những thanh niên xung phong, tôi vào thanh niên xung phong và được đưa vào bộ phận công binh phá bom. Có những ngày địch bắn phá quá, riêng bản thân tôi có những lúc 3 ngày 3 đêm không được ăn cơm, không được uống nước, nhưng vẫn khắc phục để làm nhiệm vụ.

Để tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh công lao to lớn của quân và dân, các anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong, từ năm 2000 đến 2002, tỉnh Sơn La đã đầu tư xây dựng Khu Di tích tưởng niệm liệt sỹ Thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi. Năm 2004, Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Đến tháng 7/2021, tiếp tục khánh thành Khu tưởng niệm tâm linh giai đoạn I, thuộc dự án Tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi.

Công trình là biểu tượng, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam và là “địa chỉ đỏ” giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho các thế hệ. Anh Lò Đức Ngọc, Phó Bí thư huyện đoàn Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ:

Tự động

Ngã ba Cò Nòi - ‘Tọa độ lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Là giao điểm của các tuyến tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi là nút giao thông trọng điểm, được ví như 'yết hầu' trên tuyến lửa.

Quang Dũng

Các chương trình

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Phóng sự

Nếu như trước đây, ĐBSCL hay được nhắc đến với hình ảnh 'sống chung với lũ' thì nay đã chuyển thành 'sống chung với hạn mặn'.

Câu chuyện 'sống chung với hạn mặn', làm sao để duy trì sự bền vững?
Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế
Phóng sự

Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị và bà con câu chuyện về Giám đốc một doanh nghiệp từ bỏ công việc của mình để về quê lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế.

Người lan tỏa câu chuyện nông nghiệp tử tế