Ngành chăn nuôi quyết giữ được 'sân nhà'

Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục giữ vững thị trường.

Quỳnh Anh  | 

Ngành chăn nuôi quyết giữ được 'sân nhà'

Tự động

Ngành chăn nuôi quyết giữ được 'sân nhà'

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, là trụ đỡ quan trọng của kinh tế đất nước, đóng góp to lớn vào sự ổn định an ninh xã hội, những năm qua, Nông nghiệp Việt Nam luôn phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của ngành, đảm bảo vững chắc an ninh lương trong nước và một phần cho khu vực cũng như thế giới. Và nhắc tới những thành quả của ngành nông nghiệp thời gian qua, không thể không kể đến chăn nuôi, lĩnh vực đã đóng góp gần 27% vào GDP toàn ngành, sản phẩm của ngành chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho gần 100 triệu dân trong nước, khách du lịch quốc tế mà còn góp phần vào mục tiêu xuất khẩu.

Dù đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, song, trước bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu với những tác động của dịch bệnh, xung đột thế giới, lạm phát tăng cao và biến đổi khí hậu… ngành chăn nuôi, đặc biệt là doanh nghiệp, người chăn nuôi lợn tại nước ta thời gian qua cũng có nhiều điêu đứng. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi lỗ nặng là những gì chúng ta được nghe nhiều nhất về tình hình chăn nuôi những tháng qua. Đến thời điểm này, tình hình đã có phần khả quan hơn, giá lợn hơi đang trên đà tăng và được dự báo sẽ tiếp tục có tín hiệu tích cực trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên trước những thách thức lớn đang đặt ra, thay vì phụ thuộc vào thị trường, chúng ta cần những giải pháp cấp bách và thiết thực để bảo vệ ngành chăn nuôi nước nhà. Chính vì vậy, sáng nay 27/7, Cục Chăn nuôi– Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị “Triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới”.

Từ thực trạng và những thách thức mà ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã, đang và sẽ đối mặt, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi đưa ra những giải pháp mà Cục sẽ triển khai trong thời gian tới.

Băng ông Đăng

Vâng thưa quý vị và bà con, mặc dù từ đầu năm đến nay giá thức ăn chăn nuôi đã giảm 3 lần nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với giai đoạn trước dịch Covid 19. Cùng với sự tăng giá của nhiều mặt hàng đầu vào khác nên lĩnh vực này vẫn chịu nhiều áp lực. Và trong bối cảnh ngành chăn nuôi trên toàn thế giới đã và đang có nhiều biến động với các xu thế về chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ, giảm phát thải, hướng tới kinh tế tuần hoàn, từ những giải pháp vừa được đại diện Cục Chăn nuôi đưa ra cũng như các phần thảo thuận khác tại Hội nghị “Triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới”, hy vọng rằng trong thời gian sớm nhất, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của nước ta sẽ lấy lại sự ổn định và vững đà tăng trưởng.

Tự động

Ngành chăn nuôi quyết giữ được 'sân nhà'

Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục giữ vững thị trường.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 24/5/2024: Bắc bộ tiếp tục mưa, Nam bộ có nắng
Thời sự

Hôm nay (24/5), khu vực Bắc bộ, Trung Trung bộ và Tây Nguyên có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to, lượng mưa 15 - 30mm, có nơi 70mm.

Thời tiết nông vụ ngày 24/5/2024: Bắc bộ tiếp tục mưa, Nam bộ có nắng
Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/5/2024: Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng
Thời sự

Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; Phát triển rừng gỗ lớn gắn với sinh kế bền vững; Tre luồng chưa thể giúp bà con thoát nghèo.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/5/2024: Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng