Ngành nông nghiệp bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường
Ngành nông nghiệp bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường; Việt Nam và châu Âu cần phối hợp nhiều hơn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. 6 tỉnh, thành ký kết phối hợp chống khai thác IUU. 2030, Khánh Hòa di dời toàn bộ hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở cao. Nhiều thương nhân Trung Quốc đăng kí tiêu thụ vải Bắc Giang.
Xuân Hào | 08:31 15/05/2023
Ngành nông nghiệp bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với một số địa phương vùng ĐBSCL về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trân trọng những sáng kiến, đóng góp, kiến nghị của các tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị, trong thời kỳ khó khăn hiện nay chúng ta cần thay đổi và cởi mở hơn để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường. Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương, doanh nghiệp cần bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường, tình hình kinh tế thế giới và nghiên cứu những mô hình mới phù hợp. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
Trọng Linh
Việt Nam và châu Âu cần phối hợp nhiều hơn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Cũng trong tuần qua, Thứ tưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã có buổi gặp mặt và làm việc với ông Gabor Fluit, Giám đốc Điều hành châu Á Tập đoàn De Heus kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu - Eurocham tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn có thể phối hợp tổ chức diễn đàn để các doanh nghiệp và lãnh đạo phía châu Âu cùng Bộ NN-PTNT trao đổi sâu hơn về hai nội dung. Nội dung thứ nhất là trao đổi về vấn đề an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vấn đề thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về cơ chế vận hành của ngành nông nghiệp. Nội dung thứ hai là thực hành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm.
Linh Linh
6 tỉnh, thành ký kết phối hợp chống khai thác IUU
Sở NN-PTNT 6 tỉnh, thành phố gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa vừa tổ chức ký kết phối hợp kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác và phòng, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định - IUU giai đoạn 2023 - 2025. Mục đích của lễ ký kết nhằm tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác và chống khai thác IUU trên vùng biển 6 tỉnh, thành phố; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm về IUU. Cùng với đó, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác IUU đến chủ tàu cá, thuyền trưởng, ngư dân.
Nguyễn Thành
2030, Khánh Hòa di dời toàn bộ hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở cao
Những năm gần đây, nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa luôn ở mức đáng báo động. Với quan điểm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, đồng thời chủ động phòng ngừa sạt lở bờ sông, bờ biển, tháng 9 năm ngoái, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Theo kế hoạch, trong năm nay địa phương sẽ hoàn thành việc điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông, bờ biển và đưa ra được các bản đồ về hiện trạng sạt lở, công trình phòng chống sạt lở. Và đến năm 2030, toàn bộ các hộ dân ở khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đều phải được di dời đến nơi ở mới, an toàn.
Kim Sơ
Nhiều thương nhân Trung Quốc đăng kí tiêu thụ vải Bắc Giang
Theo Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại Bắc Giang, sau 2 đợt phê duyệt hồ sơ, đến nay, đã có hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam và đến Bắc Giang để tham gia giám sát vùng nguyên liệu, ký kết các hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều thiều của địa phương này. Danh sách các thương nhân này đã được Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để làm các thủ tục cấp phép nhập cảnh. Dự kiến cuối tháng 5, các thương nhân Trung Quốc sẽ bắt đầu sang Bắc Giang để tham gia tiêu thụ vải thiều chín sớm.
Quỳnh Anh
Vụ lúa hè thu gặp nhiều áp lực
Áp lực chi phí đầu vào tăng mạnh, nhất là phân bón khiến nhiều nông dân tại Vĩnh Long đang gặp khó khăn trong sản xuất, thậm chí tỏ ra e ngại không dám đầu tư vì sợ thua lỗ. Tại huyện Vũng Liêm, vụ lúa hè thu này, có nhiều xã thực hiện giãn vụ. Ngoài chi phí vật tư nông nghiệp, do ảnh hưởng hạn mặn đầu năm, việc xuống giống cũng gặp khó khăn, khiến nông dân xuống giống muộn, nên chỉ làm 2 vụ. Bên cạnh những áp lực này, vụ sản xuất còn gặp trở ngại bởi tình trạng lúa cỏ xuất hiện và phát triển nhiều không chỉ khiến nông dân vất vả tỉa bỏ mà còn kéo theo chi phí canh tác tăng cao, gây thiệt hại về kinh tế.
Văn Vũ
Liên tiếp mất mùa, mất giá, cây điều bị chặt bỏ hàng loạt
Tại Gia Lai, sau nhiều năm liên tiếp mất mùa mất giá, cây điều đang bị nông dân nơi đây chặt bỏ hàng loạt. Việc phá bỏ cây điều diễn ra rộng khắp trên địa bàn các xã biên giới Ia Lâu, Ia Ga, Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Riêng tại xã Ia Piơr, từ cuối 2022 tới nay, đã có 300 ha đã bị chặt bỏ để chuyển sang trồng cây ngắn ngày, chủ yếu là lúa, sắn, ngô… Ông Bùi Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Ia Piơr cho biết, hiện nay, địa phương chưa có định hướng cụ thể và trợ giúp hiệu quả cho người dân trong chuyển đổi cây trồng. Việc trồng cây ngắn ngày trên diện tích đất trồng điều cũ chỉ là giải pháp tình thế.
Tuấn Anh
Hải Dương giảm thêm 1.000ha lúa mùa
Vụ mùa năm nay, diện tích lúa gieo cấy của Hải Dương tiếp tục giảm khoảng 1.000 ha so với vụ mùa năm trước do các địa phương chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn quả hoặc các mục đích khác, đặc biệt là chuyển sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đối với vụ hè thu, ngành nông nghiệp địa phương thực hiện hỗ trợ và mở rộng mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất quy mô lớn, chủ động quỹ đất để trồng cây vụ đông sớm. Với cây vụ đông, Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương cần duy trì và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ thuận lợi như hành củ, cà rốt, củ đậu, cải bắp…
Phạm Hiếu
Nhạc cắt
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, những tháng đầu năm, tình hình sản xuất nông nghiệp được đánh giá là ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm nội địa. Tuy nhiên một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu thủy sản lại liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm. Đối mặt với những thách thức cũ và mới, ngành nông nghiệp với sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ NN-PTNT đang đề ra nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm ổn định thị trường, lấy lại đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong thời gian tới. Về nội dung này, phóng viên Trọng Linh của Báo Nông nghiệp Việt Nam vừa có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.
Băng
Trọng Linh
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn, Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline: 0912.145.266
Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Ngành nông nghiệp bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường
Ngành nông nghiệp bình tĩnh ứng phó với biến động thị trường; Việt Nam và châu Âu cần phối hợp nhiều hơn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. 6 tỉnh, thành ký kết phối hợp chống khai thác IUU. 2030, Khánh Hòa di dời toàn bộ hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở cao. Nhiều thương nhân Trung Quốc đăng kí tiêu thụ vải Bắc Giang.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn; Bắc Kạn chi 26 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi; Bình Thuận tổ chức lại sản xuất thanh long.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.