Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025

Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025; Việt Nam xuất khẩu sầu riêng tăng 28 lần trong 5 năm; Phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ.

Quỳnh Anh  | 08:56 03/02/2025

Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025

Tự động

Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025

SỐ  – 4– 2025

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, kính chúc quý vị và bà con một năm mới sức khoẻ, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025
  • Việt Nam xuất khẩu sầu riêng tăng 28 lần trong 5 năm qua
  • Nâng cao nhận thức về giá trị của các vùng đất ngập nước
  • Phát động Tết trồng cây 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Xuân Ất Tỵ năm 2025
  • Ngư dân Bình Định đón những chuyến tàu đầy ắp ‘lộc biển’ đầu năm
  • Nông dân Hà Nội xuống đồng gieo cấy lúa Xuân
  • Sóc Trăng nâng cao lợi nhuận nhờ cơ cấu lại ngành nông nghiệp
  • Lạng Sơn: Hơn 13,4 triệu cây giống lâm nghiệp sẵn sàng cho trồng rừng vụ xuân

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025

Thưa quý vị và bà con, năm 2024, nông nghiệp Việt Nam đã có một bức tranh rực rỡ với nhiều kỉ lục mới. Từ nền tảng đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, năm 2025 sẽ mở ra chương mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam với nhiều cơ hội lớn và hàng loạt thách thức. Toàn ngành sẽ tiếp tục tập trung thực hiện việc chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, phát triển kinh tế nông thôn và nông dân văn minh. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường, thiên tai... để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định EVFTA, CPTPP cho hàng nông sản Việt Nam.

  • Việt Nam xuất khẩu sầu riêng tăng 28 lần trong 5 năm qua

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, sầu riêng đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng gần 45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, với khối lượng đạt gần 919.000 tấn, kim ngạch cao kỷ lục hơn 3,2 tỷ USD, tăng 46% về lượng và hơn 43% về kim ngạch so với năm 2023. Chỉ trong 5 năm trở lại đây, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng 28 lần, từ mức khiêm tốn 116 triệu USD của năm 2020 lên 3,2 tỷ USD trong năm 2024. Sầu riêng của Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc kể từ khi Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính ngạch từ giữa năm 2023. Bên cạnh sầu riêng tươi, hồi tháng 8 năm ngoái, nước này cũng “mở cửa” cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh cửa Việt Nam.

  • Nâng cao nhận thức về giá trị của các vùng đất ngập nước

Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam là hơn 11,8 triệu ha, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới (2/2) năm 2025 với chủ đề: "Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta". Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi văn bản tới các bộ, ngành, địa phương đề nghị tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, các mối đe dọa tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất ngập nước; lồng ghép nội dung bảo vệ, sử dụng bền vững đất ngập nước vào các chương trình giáo dục; kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái.

  • Phát động Tết trồng cây 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Xuân Ất Tỵ năm 2025

Hôm qua, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Xuân Ất Tỵ năm 2025. Trong dịp Tết trồng cây năm nay, có 1.055 cây xanh đã được trồng, gồm 1.000 cây lim xẹt và 55 cây chò chỉ trồng trên diện tích khoảng 2ha. Tết trồng cây đã trở thành ngày hội ý nghĩa của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Phong trào trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái đã và đang góp phần làm đẹp cho cảnh quan môi trường, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện nay.

  • Ngư dân Bình Định đón những chuyến tàu đầy ắp ‘lộc biển’ đầu năm

Những ngày này, nhiều tàu cá chuyên đánh bắt gần bờ của ngư dân các làng chài Bình Định đã cập bờ với khoang tàu đầy ắp cá cơm, cá cơm mồm. Nhiều chủ tàu quyết định mở biển từ ngày mùng 4 Tết. Bình quân mỗi tàu ra quân đánh bắt đầu năm kiếm được 20-30 triệu đồng từ cá cơm. Theo bà con ngư dân địa phương, từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, biển không có ruốc và cá cơm, ai cũng nghĩ năm nay sẽ mất mùa. Thế nhưng ngay từ ngày mở biển đầu năm, nhiều tàu đã thu hoạch được nhiều cá cơm, cá cơm mồm. Với ngư dân, "lộc biển" như vậy là tín hiệu tích cực, đầy may mắn của nghề đánh bắt thủy sản cả năm.

  • Nông dân Hà Nội xuống đồng gieo cấy lúa Xuân

Ngay sau những ngày nghỉ Tết, tranh thủ thời tiết ấm áp, nguồn nước thuận lợi, bà con nông dân trên địa bàn TP. Hà Nội đã tích cực xuống đồng làm đất, đổ ải, gieo cấy lúa Xuân. Đây là vụ mùa quan trọng nhất trong năm, mang theo nhiều kỳ vọng của người nông dân. Để bảo đảm nguồn nước gieo cấy lúa Xuân, ngành NN-PTNT TP. Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị thủy lợi duy trì công tác chống hạn xuyên Tết. Nhờ đó, cho đến nay, đã có hơn 55% tổng diện tích gieo cấy lúa Xuân trên địa bàn thành phố được cấp đủ nước. Theo thống kê của Sở NN-PTNT TP. Hà Nội, tổng diện tích đã làm đất trên toàn thành phố đạt hơn 30.000ha, bằng khoảng 37% tổng diện tích gieo cấy vụ Xuân 2025. Bà con nông dân các địa phương cũng đã gieo cấy hơn 10.000ha, bằng gần 12% tổng diện tích toàn vụ theo kế hoạch.

  • Sóc Trăng nâng cao lợi nhuận nhờ cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Với hơn 80% người dân có nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi, ngành Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GRDP của tỉnh Sóc Trăng. Trong suốt những năm qua, địa phương đã rất chú trọng công tác nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi bằng cách triển khai thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Thông qua việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, lợi nhuận từ các mô hình chuyển đổi trên cây trồng hằng năm đã tăng từ 40 - 70 triệu đồng/ha/năm; cây ăn trái lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng/ha/năm; nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa, lợi nhuận tăng cao 1,3 lần so với canh tác lúa trên cùng diện tích sản xuất.

  • Lạng Sơn: Hơn 13,4 triệu cây giống lâm nghiệp sẵn sàng cho trồng rừng vụ xuân

Theo Sở NN-PTNT Lạng Sơn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 13,4 triệu cây giống lâm nghiệp có khả năng xuất vườn phục vụ 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' xuân Ất Tỵ và trồng rừng vụ xuân năm 2025. Giống cây trồng lâm nghiệp có hồ sơ theo dõi nguồn gốc và được các cơ sở sản xuất gieo ươm đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng để xuất vườn. Trong đó gồm các loại cây như: keo, lát, bạch đàn... Dự kiến năm 2025, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành sản xuất trên 440 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh với diện tích trồng khoảng 9.000 ha và cung cấp ra thị trường phục vụ trồng rừng tại các tỉnh khác.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, năm 2024 và những năm vừa qua, lĩnh vực thủy sản của nước ta luôn mang về con số tăng trưởng ấn tượng và trở thành một mắt xích quan trọng đóng góp cho thành tựu của ngành nông nghiệp. Bước sang năm 2025, dự báo ngành thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức như thẻ vàng IUU, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các rào cản từ thị trường... Nhận diện khó khăn, thủy sản Việt Nam đã và đang có kế hoạch cụ thể để thích ứng lâu dài với những thay đổi, trong đó có việc đa dạng các đối tượng nuôi, hình thức nuôi để hướng tới phát triển bền vững. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) chia sẻ:

Băng

Hồng Thắm

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025

Ngành nông nghiệp chớp cơ hội để bứt phá trong năm 2025; Việt Nam xuất khẩu sầu riêng tăng 28 lần trong 5 năm; Phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 03/02/2025: Gió lạnh tăng cường, miền Bắc rét trở lại
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường khiến đồng bằng Bắc bộ có mưa rải rác, sáng sớm sương mù dày, trưa chiều trời lạnh, ẩm.

Thời tiết nông vụ ngày 03/02/2025: Gió lạnh tăng cường, miền Bắc rét trở lại
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025
Thời sự

Tết năm nay, miền Bắc tiếp tục mang dáng vẻ cổ điển của mình với tiết trời lạnh, đặc trưng của những ngày cuối đông đầu xuân.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025