Ngành nông nghiệp tạo đà bứt phá trong 6 tháng cuối năm
Với quyết tâm cao, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước và từ những thành tựu đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp đã có chiến lược hành động cụ thể cho những tháng tiếp theo.
Quỳnh Anh | 13:36 10/07/2023
Ngành nông nghiệp tạo đà bứt phá trong 6 tháng cuối năm
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp”.
Thưa quý vị và bà con, sau những khó khăn của đại dịch Covid – 19, năm 2023 được xác định là năm vượt khó, năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Là một trong những trụ cột kinh tế chính của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cũng như đảm bảo sinh kế, an sinh xã hội, từ đầu năm, ngành nông nghiệp nước ta đã có kế hoạch hành động cụ thể và quyết liệt để tăng tốc. Và với quyết tâm cao, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước, 6 tháng đầu năm nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả cao, toàn diện ở mọi lĩnh vực. 6 tháng đầu năm 2023 đánh dấu cột mốc nửa nhiệm kỳ 2021 – 2025 và với những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp đã có chiến lược hành động cụ thể cho những tháng tiếp theo.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, trồng trọt là một trong những mảnh ghép chính đóng góp vào bức tranh tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 6 tháng vừa qua. Bên cạnh sự nỗ lực từ phía đơn vị quản lý và người sản xuất thì điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi ở giai đoạn đầu năm đã giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất hầu hết các cây trồng chủ lực tăng khá và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cũng như xuất khẩu. Từ thành công này và với những thách thức đã được dự báo trong giai đoạn tiếp, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, thời gian tới, lĩnh vực này sẽ tập trung khai thác các giá trị đa tầng của nhiều loại cây trồng và đặc biệt là chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm đang được toàn ngành nỗ lực thực hiện.
Băng ông Nguyễn Như Cường
MC 2:
Thưa quý vị, 6 tháng đầu năm nay là giai đoạn có nhiều thách thức với ngành chăn nuôi – thú y nước ta khi những thông tin về vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật qua biên giới xuất hiện và diễn ra hết sức phức tạp. Không những vậy, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh Dại, Nhiệt thán, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu, bò... cũng xuất hiện gây áp lực lớn. Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản chỉ đạo riêng về những nội dung này. Và dù trong bối cảnh như vậy, những tháng qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm của nước ta vẫn phát triển ổn định. Không những vật, nhờ sự chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, kiểm tra tháo gỡ khó khăn của Bộ NN-PTNT và các đơn vị liên quan mà dù giá các loại sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt lợn hơi vẫn ở mức thấp ảnh hưởng đến tốc độ tái đàn và thu nhập của người chăn nuôi nhưng 6 tháng đầu năm, trừ đàn trâu giảm 1,7% thì đàn gia súc, gia cầm đều duy trì và phát triển.
Từ bước đệm này, ngành chăn nuôi cũng đưa ra định hướng cụ thể cho sự phát triển trong 6 tháng cuối năm. Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ về nội dung này.
Băng ông Tống Xuân Chinh
MC 2
Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm, lĩnh vực lâm nghiệp cũng có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành. Thời gian qua, thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động trồng, chăm sóc rừng và khai thác gỗ nên lĩnh vực này tương đối ổn định. Bên cạnh đó, công tác phát triển rừng tiếp tục được Bộ NN-PTNT và các địa phương quan tâm chỉ đạo để đẩy mạnh trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. 6 tháng đầu năm, cả nước đã chuẩn bị trên 600 triệu cây giống các loại phục vụ trồng rừng, diện tích rừng trồng mới tập trung là 124 nghìn ha và trồng phân tán 45,9 triệu cây. Ngoài ra, vấn đề nâng cao năng suất, chất lượng rừng, chú trọng quản lý giống trồng rừng theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn cũng được chú trọng. Và đặc biệt, theo ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, những tháng cuối năm, lĩnh vực này còn chú trọng phát triển các loại cây đa giá trị, các loài cây bản địa với nhiều định hướng quan trọng.
Bang ong Tran Quang Bao
MC 1
Vâng thưa quý vị, bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi hay lâm nghiệp, những mảnh ghép còn lại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã có nhiều thành tựu đáng khích lệ trong những tháng qua và trong giai đoạn nối tiếp này, bên cạnh các giải pháp đã được đề cập, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xuyên suốt như bảo vệ thực vật, chống khai thác IUU, xây dựng nông thôn mới... 6 tháng đầu năm tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo và mọi lĩnh vực của ngành nông nghiệp đều đã sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới, nỗ lực vượt qua những khó khăn, hứa hẹn kết quả của một năm 2023 tốt đẹp, có bước tiến lớn trên hành trình xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất, phát triển nông nghiệp.
MC 1:
Theo Viện Nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam – viết tắt là IRRI, hiện nay ĐBSCL sản xuất khoảng 25 triệu tấn lúa/năm, đồng thời tạo ra lượng rơm rạ khoảng 30 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính mới chỉ có khoảng 30% lượng rơm rạ được thu gom, sử dụng, còn 70% lượng rơm rạ là đốt đồng. Chính vì vậy, thời gian qua, IRRI đã phối hợp ngành nông nghiệp TP Cần Thơ và các địa phương trong vùng ĐBSCL triển khai nhiều hoạt động tập huấn, hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa thu gom rơm và xây dựng các mô hình phát triển sinh kế, gia tăng thu nhập từ rơm. Đến nay TP Cần Thơ đã có một vài HTX sản xuất được phân bón hữu cơ từ rơm rạ để bán ra thị trường. Qua đó, tạo hướng đi mới để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ rơm rạ, giúp tận dụng được các phụ phẩm trong quá trình canh tác lúa, từ đó thay đổi tập quán xử lý rơm rạ của nông dân.
MC 2:
Theo Phòng NN-PTNT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng TRị, trong chiến lược phát triển ngành hàng cà phê xuất khẩu, địa phương này hướng tới việc trồng cây che bóng mát đa mục tiêu. Cây mắc ca được lựa chọn sẽ là cây che bóng mát đa mục tiêu rất phù hợp cho cà phê vì vừa đảm bảo các yếu tố giúp điều hòa khí hậu, điều tiết ra hoa, đậu quả, giảm được bệnh khô cành cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng khả năng giữ nước, giữ phân,... vừa giúp người dân có thêm nguồn thu nhập. Đây cũng được xem là sự thử nghiệm, đánh giá năng suất, hiệu quả của cây mắc ca trên địa bàn để có kế hoạch đưa vào quy hoạch, kế hoạch sản xuất giúp nông dân xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. Theo kế hoạch, huyện Hướng Hóa sẽ hỗ trợ 450 triệu đồng để người dân trồng phân tán 1,5 nghìn cây mắc ca trên diện tích 15ha. Thời gian thực hiện từ năm 2023 – 2025.
MC 1:
Những năm qua, để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã chủ động chuyển đổi sản xuất rau, hoa theo hướng VietGAP, hữu cơ, an toàn sinh thái mang lại giá trị cao trên những cánh đồng phèn, mặn, cằn cỗi. Một trong những mô hình mới giúp nông dân Đức Huệ gặt hái nhiều thành công nhất là mô hình trồng hoa thiên lý theo hướng hữu cơ. Đến nay, mô hình đang liên tục được nhân lên tại địa phương với diện tích đạt trên 40ha. Mô hình không chỉ giúp các hộ dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, mà còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, với mức thu nhập 4 - 6 triệu đồng/tháng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại!
Ngành nông nghiệp tạo đà bứt phá trong 6 tháng cuối năm
Với quyết tâm cao, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước và từ những thành tựu đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp đã có chiến lược hành động cụ thể cho những tháng tiếp theo.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Cải tiến chất lượng, tạo cơ hội xuất khẩu bền vững cho sản phẩm OCOP; Bám sát đồng ruộng, bảo vệ sản xuất trong dịp Tết; Bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết.
Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU; Rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm; Sương muối gây ảnh hưởng nhiều diện tích cà phê.