Ngành sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi có thể được hình thành

Ngoài nhiệm vụ làm 'lá chắn cho đàn vật nuôi', vaccine Dịch tả lợn châu Phi hoàn toàn có thể trở thành bàn đạp, thúc đẩy ngành chăn nuôi tăng tốc trong thời gian tới.

Bảo Thắng  | 

Ngành sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi có thể được hình thành

Tự động

Nằm trong chuỗi trang trại gia công của Công ty C.P, cơ sở chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Nhận, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đang nuôi khoảng 2.200 con lợn, trong đó có 1.200 lợn thịt 14-15 tuần tuổi. Từ đầu tháng 12/2022, số lợn thịt của anh bắt đầu được tiêm vaccine AVAC ASF LIVE. Sau hơn hai tháng triển khai, gần như toàn bộ số lợn thịt của trang trại được phủ kín vaccine.

Băng 1 – chủ trang trại Nguyễn Văn Nhận

“Trong tháng 12 vừa rồi thì công ty cũng có tổ chức đưa cái vaccine tả Châu Phi xuống để tiêm cho heo của trọng trại. Trong quá trình cuối tháng 12 thì bên trang trại tôi có thực hiện tiêm vaccine cho đầy đủ tổng đàn lợn trên 2.200 con.

Chúng tôi đã tiêm đầy đủ hết cho toàn bộ số lượng đó trong trại thì trong quá trình tiêm xong ba ngày đầu tiên chúng tôi có tiến hành theo dõi và cho uống hạ sốt và điện giải, thì thấy ba ngày sau cho đến về sau này thì biểu hiện của lợn không có một dấu hiệu lâm sàng nào như chết chóc hoặc là gây đột quỵ. Các thứ rất là yên tâm. Cho đến bây giờ thì hiện tại lợn đang phát triển rất là tốt”.

Chứng kiến sự hiệu quả mà vaccine mang lại, anh Nhận mong muốn trang trại của mình tiếp tục được các cấp lãnh đạo quan tâm, hỗ trợ sử dụng vaccine Dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới để hiệu quả chăn nuôi được bảo đảm và nâng cao. Thực tế từ trang trại lợn của anh Nhân có thể thấy, nhiệm vụ cung cấp vaccine Dịch tả lợn châu Phi, sớm, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và giá thành hợp lý là cần thiết như thế nào với người chăn nuôi.

Mặc dù vậy, tại nước ta, nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đây được xem là đối tượng chính mà vaccine Dịch tả lợn châu Phi cần hướng đến khi công bố lưu hành thương mại. Do có đặc thù phân tán, nhận thức đôi lúc còn chưa đầy đủ và vẫn giữ thói quen sử dụng thuốc theo kinh nghiệm và truyền miệng, nhóm đối tượng này cần được hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở bám sát để có những hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.Chia sẻ về những lưu ý khi sử dụng vaccine, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết.

Băng 2 – Cục trưởng Nguyễn Văn Long

“Thứ nhất là đối tượng lợn, đây là lợn thịt, đối tượng lợn nhắc lại là lợn thịt khỏe mạnh, thứ hai là lứa tuổi từ 8-10 tuần tuổi trở lên. Cái thứ ba trước khi tiêm thì phải đảm bảo cái yếu tố về dịch tễ, cụ thể là khẳng định xem những cái vùng nuôi, các cơ sở nuôi đấy có dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi hay không, hoặc là các loại dịch bệnh khác, bởi vì các yếu tố dịch tễ này ảnh hưởng rất là lớn đến cái tình hình sức khỏe của đàn lợn cũng như là cái nguy cơ phát sinh dịch bệnh sau khi tiêm.

Cái thứ ba đấy trong cái quá trình tiêm phải đảm bảo vấn đề về vệ sinh an toàn sinh học, nhất là trong cái việc vệ sinh sát trùng, tiêu độc để không cho các cái loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhiễm vào trong các cái cơ sở tiêm. Cái thứ hai là cũng không để cho các cái loại mầm bệnh nếu có thì lây lan từ các cái ô chuồng này sang cái ô chuồng khác”.

Cùng với hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, cộng thêm kinh nghiệm thực tế của các đơn vị như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, có thể thấy việc giám sát, theo dõi lâm sàng đàn lợn trước, trong và sau khi tiêm rất quan trọng. Ngoài ra, người chăn nuôi cần phối hợp tổ chức lấy mẫu để xem đàn lợn phản ứng như thế nào và kịp thời có phương án xử lý, cũng như đánh giá hiệu quả của vaccine. trong điều kiện thực tế là như thế nào.
Bên cạnh những lưu ý về kỹ thuật, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến còn quan tâm tới khía cạnh sử dụng vaccine một cách có hiệu quả ngoài thực tế. Ông cho rằng, ngoài nhiệm vụ làm “lá chắn cho đàn vật nuôi”, Công bố thêm 1 loại vacxin dịch tả lợn châu Phi trong tháng 2 hoàn toàn có thể trở thành bàn đạp, thúc đẩy ngành chăn nuôi tăng tốc trong thời gian tới.

Băng 3 – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

“Chúng tôi đã chỉ đạo Cục Thú y và các đơn vị ứng dụng cái vaccine này. Trong thời điểm thí điểm ở diện hẹp thì đã thống nhất là sau khi tiêm xong 600.000 liều đánh giá tổng kết thì Bộ sẽ đồng ý cho lưu hành trong sản xuất với mức rộng rãi hơn.

Để làm sao với chăn nuôi lợn của Việt Nam mình có một loại vaccine mới với quy mô là 28,4 triệu con lợn và một năm chúng ta giết mổ khoảng 51 triệu con nợ có vaccine Dịch tả lợn châu Phi. Khi đó, chúng ta sẽ đưa tốc độ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng những năm tới ở cái mức cao hơn”.

Vaccine Dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của Việt Nam cũng như trên thế giới, do Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco sản xuất, được công bố lưu hành thương mại vào ngày 3/6/2022. Tuy nhiên, với quy mô gần 30 triệu con lợn, dư địa cho loại vaccine này tại thị trường trong nước còn rất lớn. Đó cũng là lý do để loại vaccine thứ hai phòng Dịch tả lợn châu Phi do Công ty AVAC Việt Nam đã triển khai tiêm ngoài thực địa trên 40 tỉnh, thành, với khoảng 550 trang trại. Tín hiệu đáng mừng là các tiêu chí đặt ra đối với vaccine thứ hai này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu.

Thưa quý vị và bà con, Có thể thấy đây là một tin rất vui với ngành chăn nuôi, cũng như các nhà sản xuất vaccine. Qua đó, ngành công nghiệp sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi có thể được hình thành, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế.

Bảo Thắng

Tự động

Ngành sản xuất vaccine Dịch tả lợn châu Phi có thể được hình thành

Ngoài nhiệm vụ làm 'lá chắn cho đàn vật nuôi', vaccine Dịch tả lợn châu Phi hoàn toàn có thể trở thành bàn đạp, thúc đẩy ngành chăn nuôi tăng tốc trong thời gian tới.

Bảo Thắng

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã