| Hotline: 0983.970.780

Công bố thêm 1 loại vacxin dịch tả lợn châu Phi trong tháng 2

Thứ Ba 31/01/2023 , 18:55 (GMT+7)

Sau khi tiêm hơn 600.000 liều trên cả nước, vacxin AVAC ASF LIVE giúp vật nuôi tại hầu hết các trang trại đáp ứng miễn dịch tốt.

BATH9285

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc.

Khảo nghiệm hiệu quả trên diện hẹp

Ngày 31/1, tại buổi làm việc với Cục Thú y và các công ty AVAC Việt Nam và C.P Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo các đơn vị gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối để công bố thêm 1 loại vacxin Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), do Công ty TNHH AVAC Việt Nam sản xuất, trong tháng 2/2023.

Theo Thứ trưởng, sau gần 4 tháng lợn được tiêm vacxin khảo nghiệm trên diện hẹp vẫn đáp ứng miễn dịch và chưa xảy ra sự cố nào. Đây là cơ sở để công bố vacxin, đồng thời hướng đến việc tiêm phòng trên diện rộng cho đàn vật nuôi trong thời gian tới.

"Vacxin giống như một lá chắn cho vật nuôi và rất cần thiết cho người dân. Bên cạnh những kết quả đã có, chúng ta cần soạn thêm hướng dẫn chi tiết cho nhóm đối tượng nông hộ và lên sẵn nhiều kịch bản ứng phó cho các tình huống có thể xảy ra khi sử dụng vacxin ngoài thực tế", ông Tiến nói.

Để chuẩn bị, Thứ trưởng yêu cầu Cục Thú y phối hợp đơn vị sản xuất giám sát chặt chẽ 4 nhóm vấn đề: Các biến chủng của virus DTLCP; nguồn giống sản xuất vacxin; môi trường nuôi virus vacxin trên tế bào DMAC do AVAC phát triển; quy trình, dây chuyền, thiết bị sản xuất vacxin. Đây là cơ sở để tạo ra loại vacxin ổn định, đáp ứng miễn dịch và vô trùng.

BATH9252

Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty AVAC báo cáo kết quả khảo nghiệm của lô vacxin DTLCP.

Trước đó, AVAC đã triển khai sản xuất 10 lô vacxin và có 4 lô đã đạt kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung ương 1. Được sự đồng ý của Bộ NN-PTNT, Cục Thú y, AVAC phối hợp tiêm từ số thuốc này theo hai diện: 1.819 liều cho cho 13 trang trại chăn nuôi nông hộ ở Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Đồng Tháp, An Giang và 600.544 liều cho 545 trang trại nội bộ của Công ty C.P.

Ở cả hai diện, khoảng 94% số lợn được lấy mẫu máu sau 28 ngày được tiêm vacxin xuất hiện kháng thể. 

Ông Đoàn Anh Tuấn, Trung tâm Chẩn đoán kiểm nghiệm, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam - đơn vị sử dụng vacxin DTLCP của AVAC khảo nghiệm trên diện hẹp cho biết, trước khi áp dụng tiêm phòng ở quy mô lớn, công ty đã đánh giá hiệu lực của vacxin trên quy mô nhỏ (khoảng hơn 600 con), ở một số cơ sở chăn nuôi gia công.

Kết quả, không phát hiện virus vacxin trong mẫu phân và nước bọt của lợn sau tiêm vacxin 14 ngày. Khả năng lợn đáp ứng miễn dịch cho tới lúc xuất bán (khoảng hơn 3 tháng sau tiêm) vẫn đạt mức an toàn.

Từ đó, ông Tuấn nhận xét, vacxin AVAC ASF LIVE do Công ty AVAC sản xuất có hiệu quả cao cho những trại lợn thịt có sức khỏe tốt.

tin-hieu-tich-cuc-ve-su-dung-vac-xin-dich-ta-lon-chau-phi-234923_286

Lợn được tiêm vacxin AVAC ASF LIVE đáp ứng miễn dịch tốt.

Phục vụ tối đa lợi ích của người chăn nuôi

Nhờ sản xuất trên công nghệ tế bào dòng DMAC do Công ty AVAC tự phát triển, chi phí sản xuất vacxin AVAC ASF LIVE được dự báo có thể rẻ hơn và sản lên trên quy mô lớn (khoảng vài triệu liều mỗi tháng). 

Những điểm này được Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặc biệt quan tâm bởi tại Việt Nam, nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nếu giá thành vacxin không phù hợp, hoặc không thuận tiện sử dụng, người dân sẽ khó tiếp cận.

Ngoài việc đưa vacxin vào tiêm cho những hệ thống chăn nuôi lớn như C.P, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị AVAC cần có chính sách tăng cường khảo nghiệm tại những trang trại gia công, nhỏ lẻ trên cả nước.

"Ý thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học đã được nâng lên một bước. Cái chúng ta cần là toàn bộ lợn được tiêm vacxin phải đáp ứng miễn dịch đến lúc mổ. Do đó, không thể quên đối tượng này khi triển khai tiêm trên diện rộng", Thứ trưởng bày tỏ.

Đánh giá cao sự nỗ lực, phối hợp giữa AVAC và C.P, Thứ trưởng lưu ý thêm rằng mô hình chăn nuôi của C.P khó đạt được trong thực tế nông hộ. Vì vậy, cần có thêm kết quả phân tích về yếu tố dịch tễ của từng trại. Ông cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị báo cáo kỹ thuật sau buổi họp hôm 31/1 để rút kinh nghiệm, trước khi công bố vacxin.

Chúc mừng thành công bước đầu của AVAC, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long nói: “Trong điều kiện lý tưởng, vacxin đạt hiệu quả tốt”. Ông cam kết phối hợp với công ty và các đơn vị liên quan để quy trình khảo nghiệm sát thực tế nhất.

Ông Long cho rằng, hiện sản phẩm của AVAC còn nguy cơ rủi ro do mới kiểm nghiệm được 4/10 lô vacxin sản xuất từ tháng 6 - 11/2022. Cục Thú y sẽ tiếp tục kiểm nghiệm, giám sát chất lượng và sử dụng vacxin AVAC ASF LIVE.

Trong thời gian chờ, dự kiến đến tháng 3/2023, Cục Thú y đề nghị AVAC có thêm báo cáo về độ ổn định của sản phẩm. Đồng thời, công ty có thể sử dụng mẫu gộp khi sử dụng kit test, để giảm chi phí xét nghiệm và tăng tần suất lấy mẫu.

Vacxin AVAC ASF LIVE do Công ty AVAC sản xuất là vacxin nhược độc đông khô. Virus vacxin được nhược độc hóa bằng phương pháp cắt bỏ gen độc và nuôi trên môi trường trên tế bào dòng DMAC. Loại vacxin này được khuyến cáo sử dụng cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, và không sử dụng cho lợn sinh sản (hậu bị, nái và đực giống). Từ ngày thứ 14, lợn được tiêm vacxin sẽ xuất hiện kháng thể. Thời gian bảo hộ kéo dài khoảng 4 tháng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm