Ngành Thú y với mục tiêu để 'không ai bị bỏ lại phía sau'

Sản xuất xanh gắn với bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Và để thực hiện nhiệm vụ này, từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp, trong đó có hệ thống Thú y đã có kế hoạch cụ thể cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Từ đó, đóng góp vào hành trình phát triển bền vững, đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai, để 'không ai bị bỏ lại phía sau'.

Quỳnh Anh  | 

Ngành Thú y với mục tiêu để 'không ai bị bỏ lại phía sau'

Tự động

Ngành Thú y với mục tiêu ‘không ai bị bỏ lại phía sau’

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong Chương trình Tầm nhìn nông nghiệp!

Thưa quý vị và bà con, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn cầu đang hướng tới, đòi hỏi sự vào cuộc của mọi quốc gia, mọi tổ chức cho tới từng cá thể. Tại Việt Nam, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt với mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Mục tiêu này bao trùm mọi ngóc ngách của đời sống và đòi hỏi chiến lược, sự hành động ở mọi lĩnh vực. Đối với nông nghiệp, sản xuất xanh gắn với bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Và để thực hiện nhiệm vụ này, từng lĩnh vực của ngành đã có kế hoạch cụ thể cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong số phát sóng này, Nông nghiệp Radio mời quý vị cùng đến với Hệ thống Thú y Việt Nam, tìm hiểu về những hoạt động mà các cơ quan Thú y đang thực hiện để bảo vệ ngành chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe của người dân và định hướng trong tương lai với nhiệm vụ hội nhập quốc tế.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, ngành chăn nuôi nước ta đã phải đối diện với nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh Dại, Nhiệt thán, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu, bò. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, Bộ NN-PTNT và trực tiếp nhất là Cục Thú y cần có những định hướng cụ thể để thực hiện tốt những nhiệm vụ của ngành, đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Và trong những yêu cầu đối với công tác Thú y hiện nay, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật qua biên giới đang là vấn đề “nóng”. Sau đại dịch Covid – 19, hoạt động thương mại qua biên giới dễ dàng hơn nhưng trong bối cảnh như vậy, công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lại càng phải được đặc biệt quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc. Đưa ra những định hướng, giải pháp của ngành với vấn đề này trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y cho biết.

Băng ông Nguyễn Văn Long 1

MC 2:

Bên cạnh nhiệm vụ kiểm soát tốt vấn đề nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới, giảm thiểu kháng kháng sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong hành trình bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng với quốc tế của nước ta. Thực tế hiện nay, vấn đề kiểm soát kháng thuốc còn nhiều khó khăn và các hoạt động chương trình Một sức khỏe của Việt Nam cũng hạn chế. Nước ta còn là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh đáng báo động ở Châu Á và trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và trong cộng đồng. Điều này đang gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật. Vậy để tháo gỡ những khó khăn này, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan sẽ có giải pháp gì cho giai đoạn tới, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y tiếp tục thông tin.

Băng ông Nguyễn Văn Long 2

MC 2:

Thưa quý vị, có thể thấy, trong mọi hoàn cảnh, hệ thống thú y Việt Nam đã luôn đề cao vai trò, nhiệm vụ của mình, nghiêm túc bảo vệ sự an toàn của ngành chăn nuôi cũng như sức khỏe của người dân. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, ngành Thú y đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực trong ngắn hạn và cả dài hạn, bám sát yêu cầu thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ trong tương lai. Về phía Bộ NN-PTNT, thời gian qua Bộ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo và những chính sách thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y, chủ động hội nhập với quốc tế theo cách tiếp cận Một sức khỏe, thể hiện trách nhiệm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và một đối tác đáng tin cậy. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

Băng Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

MC 1:

Vâng, thưa quý vị và bà con, kiểm soát động vật xuyên biên giới, giảm thiểu kháng kháng sinh rõ ràng là những nhiệm vụ quan trọng và đầy khó khăn mà ngành Thú y cần thực hiện xuyên suốt. Song, bằng sự quyết tâm mà hệ thống thú y Việt Nam đã thể hiện cùng những kế hoạch hành động được vạch ra cho giai đoạn tiếp theo, chúng ta cùng tin rằng mọi vấn đề sẽ luôn được minh bạch, ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất. Và chúng ta sẽ luôn tự hào khẳng định là một đối tác tin cậy, cùng đóng góp vào hành trình phát triển bền vững, đảm bảo sản xuất, dinh dưỡng và bảo vệ môi trường thế giới, đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.

MC 1:

Hải Phòng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh từ năm 2014. Để thúc đẩy việc hiện thực hóa Chiến lược từ địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ (ủy thác bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức) vừa làm việc với Thành phố Hải Phòng về hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Thành phố. Theo đó, các bên thống nhất sẽ phối hợp triển khai hỗ trợ Hải Phòng xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2021-2030 và xác định danh mục dự án tăng trưởng xanh trọng điểm của Thành phố hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

MC 2:

Tại Hội thảo ngành phân bón với biến đổi khí hậu và nông nghiệp xanh vừa diễn ra, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) - Phùng Hà, nhấn mạnh, sản lượng nông nghiệp toàn cầu sẽ ngay lập tức giảm 50% nếu không sử dụng phân bón, nhưng ngành phân bón cũng đang đóng góp tới 2,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu hiện nay. Do đó, TS Phùng Hà cho rằng, giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng với ngành phân bón không chỉ là xu thế mà cũng là trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội của các nhà khoa học và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, lựa chọn giải pháp, công nghệ và lộ trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh với ngành phân bón như thế nào cho phù hợp là một bài toán cần được tính toán kỹ lưỡng, bài bản, tránh ồ ạt theo phong trào và khẩu hiệu.

MC 1:

Theo TS Đoàn Thanh Nghị, Trường Đại học An Giang, chính sách về gói tín dụng thương mại phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch trong những năm qua đã thu hút hơn 16.800 doanh nghiệp cả nước tham gia với khoản đầu tư hơn 39.000 tỷ đồng. Việc hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao cùng sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đang giúp Việt Nam phát triển bước tiếp theo là xây dựng nền nông nghiệp thông minh với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Riêng tại tỉnh An Giang, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đang ngày càng tăng. Đến nay, tỉnh đã có trên 10 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

Tự động

Ngành Thú y với mục tiêu để 'không ai bị bỏ lại phía sau'

Sản xuất xanh gắn với bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Và để thực hiện nhiệm vụ này, từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp, trong đó có hệ thống Thú y đã có kế hoạch cụ thể cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Từ đó, đóng góp vào hành trình phát triển bền vững, đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai, để 'không ai bị bỏ lại phía sau'.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây