Thú y với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sức khỏe hệ sinh thái
Việt Nam có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm vào nội địa. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sức khỏe hệ sinh thái chăn nuôi, đòi hỏi hệ thống Thú y nước ta có những giải pháp, hành động thiết thực, sâu sắc hơn.
Quỳnh Anh | 09:37 26/06/2023
Thú y với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sức khỏe hệ sinh thái
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong Chương trình Tầm nhìn nông nghiệp!
Thưa quý vị và bà con, nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thú y, nhất là công tác pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm soát kháng kháng sinh theo cách tiếp cận Một sức khỏe, những năm qua, Việt Nam ta đã cơ bản kiểm soát được nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh động vật lây sang người, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái và chủ động hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công tác thú y ở nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cho tới doanh nghiệp và từng hộ chăn nuôi cần có những giải pháp thiết thực hơn, sâu sắc hơn để đảm bảo trong tương lai ngành chăn nuôi, Thú y Việt Nam có những thành quả tốt nhất.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, Việt Nam ta có chung đường biên giới rất dài với các nước, trong đó nhiều nơi có địa hình rất khó kiểm soát, đồng thời, hoạt động của cư dân biên giới hàng ngày diễn ra sôi động, phương tiện qua lại với số lượng lớn cho mục đích thương mại, du lịch. Những điều đó làm gia tăng nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm và công tác thú y ở nước ta cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn....
Thực tế, thời gian qua, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi phát sinh trên địa bàn cả nước, gây thiệt hại trực tiếp khoảng 30.000 tỷ đồng, bệnh viêm da nổi cục cũng xâm nhiễm và lây lan nhanh, làm hàng nghìn con trâu, bò buộc phải tiêu hủy, dịch bệnh động vật truyền lây sang người như cúm gia cầm, dại, nhiệt thán... đến nay vẫn diễn biến phức tạp và có nhiều nguy cơ lây lan từ động vật sang người. Không những vậy, công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, kiểm soát kháng kháng sinh còn nhiều khó khăn; các hoạt động Một sức khỏe còn hạn chế... Ông Phan Quang Minh - Phó Cục trưởng Cục Thú y chia sẻ:
Băng 2
Từ thực tế vừa nêu, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ ngành và hệ thống Thú y nước ta đã không ngừng nỗ lực, đưa ra nhiều kế hoạch, giải pháp quan trọng để hướng tới thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng con người và sự phát triển xã hội. Trong những nỗ lực ấy, ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 – 2030” đề ra nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, củng cố và tăng cường năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế…
Để việc thực hiện Đề án được sâu sắc, phù hợp với thực tiễn, có nhiều thành công hơn nữa, Hội nghị tư vấn hỗ trợ triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 – 2030” vừa được Bộ NN-PTNT Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc - FAO thực hiện đã đưa ra nhiều định hướng cụ thể cho sự phát triển của hệ thống Thú y Việt Nam trong tương lai.
Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp tục kêu gọi và trân trọng đề nghị các tổ chức quốc tế, các nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ ngành Thú y về mọi mặt để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của ngành. Thứ trưởng cho rằng, sự đồng hành của các tổ chức quốc tế, các nước trong giai đoạn tiếp theo sẽ là yếu tố quan trọng để Việt Nam tiếp tục có những bước đi vững chắc trên hành trình xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, đảm bảo sản xuất tốt hơn, chế độ dinh dưỡng tốt hơn và đảm bảo sự phát triển thân thiện với môi trường.
Băng Thứ trưởng Tiến
MC 2:
Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, ngoài định hướng xây dựng hệ thống Thú y hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật cũng là vấn đề được Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, Việt Nam đã xuất khẩu được một số sản phẩm thuộc danh mục này nhưng vẫn ở số lượng nhỏ và còn nhiều tiềm năng. Và nếu Đề án Thú y được thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn trong thời gian tới, tận dụng các mối quan hệ quốc tế, Bộ NN-PTNT cũng sẽ chú trọng xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, từ đó thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng, đầu tư trang thiết bị và tăng cường sự tư vấn của quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang nhiều quốc gia hơn.
Băng TT Tiến
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, để xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y có hiệu quả tốt nhất, bên cạnh sự kêu gọi đồng hành từ phía các tổ chức quốc tế về kỹ thuật, chuyên gia và cả kinh tế, dự thảo “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030” cũng đã được hoàn thiện và chuẩn bị được Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt, triển khai. Tin rằng với rất nhiều mục tiêu được đề cập, các kê hoạch và giải pháp đã được Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Cục Thú y xây dựng cùng sự tư vấn từ phía cộng đồng quốc tế tại Hội nghị vừa diễn ra cũng như trong suốt quá trình sau này, Hệ thống Thú y Việt Nam sẽ sớm được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả, kiến tạo những giá trị tích cực cho một tương lai tốt đẹp, phát triển bền vững.
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.
MC 1
Thưa quý vị và bà con, Nestlé Việt Nam và Bộ NN-PTNT vừa công bố Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác công tư nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp thông qua Chương trình Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV). Dự án nhằm vừa góp phần đem lại giá trị kinh tế, tạo thêm thu nhập cho người nông dân, vừa hỗ trợ cải thiện các điều kiện canh tác cây cà phê, đặc biệt tăng khả năng chống lại côn trùng và thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, cải thiện chất lượng đất trồng và đa dạng sinh học. Dự kiến dự án sẽ giúp hấp thu và lưu trữ khoảng 480.000 tấn CO2 trong giai đoạn 5 năm (2023 - 2027), góp phần giúp chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái trong canh tác cây cà phê tại Tây Nguyên.
MC 2:
Rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon cao hơn từ 4 - 10 lần so với rừng trên cạn tùy vào các khu vực khác nhau. Vốn là quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn, Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc khai thác tín chỉ các bon từ rừng ngập mặn khi thời gian gần đây, số lượng các nhà đầu tư hướng tới nước ta để tìm kiếm các cơ hội mua tín chỉ carbon rừng ngập mặn ngày càng tăng. Việc tham gia thị trường carbon rừng ngập mặn không chỉ giúp Việt Nam thực hiện các chính sách giảm phát thải mà còn có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh cho những hàng hóa của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm thủy hải sản trên thị trường quốc tế khi các thị trường xuất khẩu đang hướng tới chỉ lưu hành các sản phẩm phát thải thấp và thân thiện với môi trường.
MC 1:
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Sơn La có nguồn phế phụ phẩm vô cùng lớn với hàng triệu tấn mỗi năm như: rơm, rạ, cỏ, bã mía. Toàn tỉnh có trên 8 triệu con gia súc, gia cầm được nuôi theo quy mô trang trại, gia trại. Xác định nông nghiệp tuần hoàn là điểm nhấn trong việc tái cơ cấu nông nghiệp, chính quyền địa phương đang chỉ đạo các đơn vị trong ngành xây dựng các mô hình, đồng thời giới thiệu, tuyên truyền các mô hình điển hình trong phát triển kinh tế tuần hoàn, nhất là việc sử dụng phế, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất; từ đó nhân rộng, tạo phong trào sâu rộng phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!
Thú y với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sức khỏe hệ sinh thái
Việt Nam có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm vào nội địa. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sức khỏe hệ sinh thái chăn nuôi, đòi hỏi hệ thống Thú y nước ta có những giải pháp, hành động thiết thực, sâu sắc hơn.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai; ĐBSCL chưa bắt đầu vào mùa khô; Gấp rút xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch.
Về đêm, nền nhiệt tại Bắc bộ có thể xuống mức rét đậm. Bà con cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào sáng sớm và tối muộn để đảm bảo sức khỏe.