Người sử dụng đất nông nghiệp được hưởng lợi thế nào theo Luật Đất đai 2024

Luật Đất đai 2024 đã bổ sung hai quy định mới, nêu rõ các nguyên tắc 'tập trung đất nông nghiệp' và 'tích tụ đất nông nghiệp'.

Huy Bình  | 15:09 06/07/2024

Người sử dụng đất nông nghiệp được hưởng lợi thế nào theo Luật Đất đai 2024

Tự động

Người sử dụng đất nông nghiệp sẽ được hưởng lợi như thế nào theo Luật Đất đai 2024

Trailer

Luật Đất đai 2024 đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao cũng đã dành riêng một mục đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

Thưa quý vị

Chuyên mục Pháp luật với nhà nông hôm nay, Nông nghiệp Radio xin được gửi đến quý vị về những chính sách ưu đãi đối với người sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Vâng thưa quý vị!

Nhằm khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hoá và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung hai quy định mới, nêu rõ các nguyên tắc “tập trung đất nông nghiệp” (Điều 192) và “tích tụ đất nông nghiệp” (Điều 193) quy định cụ thể về tập trung, tích tụ đất đai trong đó làm rõ phương thức, nguyên tắc, trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện.

Theo Luật Đất đai 2024, tập trung đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua ba phương thức: Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án dồn điền, đổi thửa; thuê quyền sử dụng đất và hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất.

Còn tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện thông qua hai phương thức: Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Để thực hiện được điều này, Luật Đất đai 2024 đã cho phép, nâng hạn mức giao đất nông nghiêp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Luật đất đai 2013, quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất đối với mỗi loại đất.

Tuy nhiên, theo Luật đất đai 2024, hạn mức này đã được tăng lên. Cụ thể, Khoản 1 Điều 177 Luật Đất đai năm 2024 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 luật này.

Khoản 1 Điều 176 Luật Đất đai năm 2024 quy định hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp là không quá 3ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; không quá 2ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Cũng tại Điều 176 Luật Đất đai năm 2024, tại Khoản 2 quy định hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Và khoản 3 Điều này quy định hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30ha đối với đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất là rừng trồng.

Có thể thấy rằng, theo Luật mới, cá nhân được phép nhận chuyển quyền sử dụng không quá 45ha mỗi loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Không quá 30ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Nhằm tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, thuận lợi cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung thêm quy định về căn cứ để xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân là điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất; chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.

Mặt khác, đối với đất trồng cây lâu năm, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng không quá 150ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng. trong khi, hạn mức theo Luật Đất đai năm 2013 là không quá 100ha. Đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi hạn mức theo Luật đất đai 2013 là không quá 300ha thì nay theo luật mới đã được tăng lên 450ha.

Còn đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng không quá 450ha trong khi hạn mức theo Luật Đất đai năm 2013 là không quá 300ha.

Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định cụ thể đất rừng sản xuất được chuyển quyền sử dụng đất là rừng trồng. Rừng sản xuất theo quy định hiện hành gồm hai loại là rừng tự nhiên và rừng trồng. Như vậy, theo quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc đối tượng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Về thẩm quyền, Luật Đất đai năm 2024 đã phân cấp quyền cho UBND cấp tỉnh quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong khi trước đây thẩm quyền này thuộc về Chính phủ.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chuyên mục Pháp luật với nhà nông hôm nay. Mọi thông tin hỏi đáp về pháp luật, quý vị có thể bình luận dưới của trang này. Nong nghiep radio xin cảm ơn sự để tâm theo dõi của quý vị và bà con!

Tự động

Người sử dụng đất nông nghiệp được hưởng lợi thế nào theo Luật Đất đai 2024

Luật Đất đai 2024 đã bổ sung hai quy định mới, nêu rõ các nguyên tắc 'tập trung đất nông nghiệp' và 'tích tụ đất nông nghiệp'.

Huy Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Chủ động khơi thông dòng chảy, đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất
Chính sách

Ngành thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đang huy động lực lượng ra quân đồng loạt nạo vét khơi thông dòng chảy, đảm bảo cung, tiêu nước trên phạm vi toàn tỉnh.

Chủ động khơi thông dòng chảy, đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất
Không để lửa 'cướp' mất rừng
Chính sách

Với người dân Sơn La, mỗi khi mùa khô đến, nỗi lo về nguy cơ cháy rừng lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Không để lửa 'cướp' mất rừng