Nhà nông học với lương duyên xuyên biên giới

Yên ấm và thành đạt trên đất khách, nhưng tấm lòng Lương Định Của luôn hướng về Việt Nam. Nhà nông học Lương Định Của bàn bạc với vợ ý định trở lại Việt Nam để góp sức cho tổ quốc. Không chút đắn đo, Nubuko Nakamura ủng hộ kế hoạch của chồng.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào  | 

Nhà nông học với lương duyên xuyên biên giới

Tự động

Nhà nông học Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Dù sớm mồ côi cha mẹ, nhưng cậu bé Lương Định Của vẫn nung nấu ý chí học hành để vươn lên. Học hết tiểu học ở quê nhà, Lương Định Của lên Sài Gòn ở trọ để học phổ thông.

Năm 18 tuổi, Lương Định Của sang Hồng Kong theo học ngành Y, nhưng đến năm thứ 3 thì lại bỏ ngang để sang Thượng Hải học ngành Kinh tế. Tuy nhiên, tình hình chiến sự căng thẳng lại buộc Lương Định Của phải sang Nhật để thi vào Khoa Sinh vật thực nghiệm của Trường Đại học Kyushyu. Do thành tích thi rất vượt trội, Lương Định Của được nhận vào làm sinh viên năm thứ 3 ở đây, thay vì phải học lại từ đầu.

Trên xứ sở mặt trời mọc, không chỉ có được tấm bằng cử nhân ở Trường Đại học Kyushyu, mà Lương Định Của còn gặp được lương duyên. Dù nhỏ hơn 2 tuổi so với Lương Định Của, nhưng Nubuko Nakamura lại học cùng khóa với chàng du học sinh Việt Nam này. Trong hồi ký “Cơn gió từ Hà Nội”, Nubuko Nakamura tiết lộ những lời tâm sự của Lương Định Của đã nói với bà khi hạnh ngộ: “Ban đầu anh cũng học chuyên khoa y học. Vì nước anh thì thu nhập của bác sĩ, dược sĩ rất cao. Nhưng anh biết được ở Nhật tiên tiến nhất là ngành nông nghiệp. Có người khuyên bảo vì nước anh là một nước nông nghiệp lạc hậu, nên anh phải học nông nghiệp để cống hiến cho nước mình. Người ta còn khuyến khích rằng nếu tốt nghiệp khoa Nông học ở đại học Nhật Bản thì không kém gì kỹ sư nông nghiệp trên thế giới”.

Điều gì ở Lương Định Của khiến Nubuko Nakamura phải đặc biệt quan tâm? Không chỉ là thành tích học tập, mà còn ở phong thái nghệ sĩ của Lương Định Của. Trong một cuộc giao lưu, Lương Định Của đã đọc thơ của Basho: “Ôi, đóa nazuna/ đôi mắt tôi nhìn kỹ/ bên hàng giậu nở hoa”. Một thanh niên Việt lại yêu thích chất mơ mộng lãng đãng của thiền sư danh tiếng Phù Tang, đã làm Nubuko Nakamura xao xuyến.

Tình yêu giữa Lương Định Của và Nubuko Nakamura không phải hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Cũng có nhiều người ngăn cản Nubuko Nakamura. Thậm chí, bạn bè còn dự báo tương lai không có gì sáng sủa nếu Nubuko Nakamura có ý định đồng hành lâu dài với Lương Định Của. Thế nhưng, Nubuko Nakamura tin tưởng vào chọn lựa của trái tim mình. Nhất là sau khi Nubuko Nakamura đưa ý trung nhân về ra mắt gia đình, thì người mẹ của Nubuko Nakamura rất hài lòng về thái độ khiêm cung và cầu tiến của Lương Định Của.

Trước mặt song thân của Nubuko Nakamura, Lương Định Của trình bày: “Hôm nay, con đến để thưa với hai bác một việc. Con xin hai bác cho phép con được lấy con gái của hai bác, có được không ạ? Trong tình hình hiện nay, không biết bao giờ gửi thư cho gia đình được. Bố mẹ con đã mất sớm. Nếu bàn với ai trong gia đình, cũng chỉ có ba người em. Con là anh cả, con sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với hành động của mình, hai bác ạ. Con hãy còn là sinh viên, nên chưa có tiền. Con nghĩ không cần phải cưới, miễn là hai người hạnh phúc là được”.

Cuối năm 1945, Lương Định Của và Nubuko Nakamura tổ chức đám cưới giản dị tại nơi chôn nhau cắt rốn của cô dâu. Cuộc sống vợ chồng son chưa có gì ổn định, nhưng Nubuko Nakamura hiểu được khát vọng của đức lang quân nên quyết tâm dọn lên Tokyo để Lương Định Của tiếp tục theo học Khoa Di truyền chọn giống mà ông luôn ấp ủ. Có trợ lực của hiền thê, Lương Định Của đạt được học vị Tiến sĩ và trở thành Giáo sư tại Đại học Ca sĩ Võ Hạ Trâm hát khúc nhạc nàng dâu Ấn Độ.
Tự động

Nhà nông học với lương duyên xuyên biên giới

Yên ấm và thành đạt trên đất khách, nhưng tấm lòng Lương Định Của luôn hướng về Việt Nam. Nhà nông học Lương Định Của bàn bạc với vợ ý định trở lại Việt Nam để góp sức cho tổ quốc. Không chút đắn đo, Nubuko Nakamura ủng hộ kế hoạch của chồng.

Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào

Các chương trình

Nhà thơ Hoài Vũ một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Chuyện tình khó quên

Nhà thơ Hoài Vũ thổ lộ, hầu hết tác phẩm của ông đều xuất phát từ những bóng hồng mà ông có duyên hạnh ngộ.

Nhà thơ Hoài Vũ một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có niềm lãng mạn giữa bản hùng ca
Chuyện tình khó quên

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có biết đâu, chính Lan đã dùng tên Thu Hương để viết thư cho ông, nhưng đứng trước mặt thần tượng thì cô không dám thú nhận điều đó.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có niềm lãng mạn giữa bản hùng ca