Quan hệ giữa Napoléon Bonapartre và người đẹp Josephine de Beauharnais được ca ngợi là mối tình của thời đại, một bức tranh hoàn hảo về sự tha thứ.
Nhà thơ Hoàng Cầm một thời mộng mị lá diêu bông
'Tôi say mê chị Vinh đến mức thờ thẫn, không ngó ngàng gì đến bài vở, học hành. Ngay từ phút đầu, mẹ tôi đã hiểu, hiểu rằng thằng con trai đầu lòng đã phải lòng' - Phải chăng, đây là nguồn cơn cho sự xuất hiện của chiếc lá diêu bông?
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào | 20:00 24/02/2024
Nhà thơ Hoàng Cầm là một nhân vật nổi tiếng bậc nhất nền văn chương Việt Nam hiện đại. Ông không chỉ có bài thơ “Bên kia sông Đuống” lừng lẫy với hình ảnh “sông Đuống trôi đi, một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”, mà còn được công chúng nhắc đến với bài thơ “Lá diêu bông” đầy mê hoặc.
“Lá diêu bông” của nhà thơ Hoàng Cầm đã trở thành biểu tượng tình yêu day dứt. Nhiều thế hệ sau đã thụ hưởng và kế thừa lá diêu bông để vận dụng trong đời sống và trong nghệ thuật. Thập niên 80 của thế kỷ trước, nhạc sĩ Trần Tiến đã mượn lá diêu bông để viết ca khúc “Sao em nỡ vội lấy chồng” thì gần đây lá diêu bông lại được giới trẻ thích thú qua ca khúc “Ngày mai người ta lấy chồng” của Đông Thiên Đức.
Để có sự tồn tại quyến rũ và bền bỉ của lá diêu bông, nhà thơ Hoàng Cầm đã sống và đã yêu như thế nào? Nhân không khí rộn ràng của Ngày thơ Việt Nam được tổ chức vào rằm tháng giCa sĩ Trần Thu Hà và hạnh phúc phu xướng phụ tùyêng, chuyên mục “Chuyện tình khó quên” xin giới thiệu câu chuyện “Nhà thơ Hoàng Cầm một thời mộng mị lá diêu bông”.
(Trích băng ghi âm ca khúc “Chuyện tình lá diêu bông”, do NSND Thu Hiền hát)
Nhà thơ Hoàng Cầm, tên thật Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922 tại thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y.
Tên khai sinh Tằng Việt được ghép từ hai địa danh Phúc Tằng và Việt Yên, còn bút danh Hoàng Cầm do ông tự chọn theo một vị thuốc quý mà ông quen thuộc từ nhỏ.
Sau khi đỗ Tú tài, Hoàng Cầm tham gia Vệ quốc đoàn, và từng làm Trưởng đoàn Văn công của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Hoàng Cầm cũng là tác giả của vở kịch thơ “Kiều Loan” rất nổi tiếng.
Cuộc đời 88 năm của nhà thơ Hoàng Cầm sống trong cõi mộng nhiều hơn cõi thực. Chính ông thú nhận từ năm 8 tuổi, ông đã biết yêu. Sự rung động khó tin và khó hiểu ấy, được Hoàng Cầm đưa vào thi ca.
Trong bài “Cây tam cúc”, ông viết: “Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm/ Em đừng lớn nữa Chị đừng đi/ Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa/ Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì”. Còn trong bài “Vườn ổi”, ông viết: “Em mười hai tuổi tìm theo chị/ Qua cầu bà Sấm, bến cô Mưa/ Đi ngày tháng lụi tìm không thấy/ Giải yếm lòng trai mải phất cờ”.
Người chị khiến Hoàng Cầm xao xuyến tên là Vinh. Trong hồi ký của mình, nhà thơ Hoàng Cầm bộc bạch: “Tôi say mê chị Vinh đến mức thờ thẫn, không ngó ngàng gì đến bài vở, học hành. Ngay từ phút đầu, mẹ tôi đã hiểu, hiểu rằng thằng con trai đầu lòng đã phải lòng. Chị Vinh hơn tôi 8 tuổi, năm ấy 16 tuổi, còn tôi lên 8. Tôi lẽo đẽo theo chị, suốt ngày đứng ngó sang bên kia đường số 1, nơi đó có “thiên thần của tôi” đang ngồi bán chè tươi, bánh đa bánh đúc. Bố của chị vốn là một ông Tú, vì thế chị rất giỏi chữ Nho, còn tôi chỉ biết chút ít tiếng Pháp.
Đặc biệt, chị Vinh hát quan họ rất hay. Có lẽ khi mẹ tôi 17 tuổi cũng hát hay như thế. Còn đẹp thì, nếu chị ấy đẹp 10 phần, mẹ tôi may ra được 6-7 phần. Tôi cứ thế mê man cho đến khi 12 tuổi.
Cuối năm tôi 12 tuổi đó, chị đi lấy chồng. Trước đó, tôi nào hay biết, cứ theo đuổi như thường. Chị ấy đi đâu, ra bến sông hay ra chợ, lên ga…tôi cũng bám theo, tất nhiên là không nói gì cả, có gọi cũng gọi bằng chị thôi. Trước tiên, đó là tiếng chị bình thường, về sau thành tiếng chị của thơ”.
Nhà thơ Hoàng Cầm có vẻ đẹp trai lãng tử. Đặc biệt đôi môi lúc nào cũng đỏ hồng của ông có khả năng nói chuyện rủ rỉ rất quyến rũ. Vì vậy, những mỹ nhân vây quanh Hoàng Cầm và nghiêng ngả vì Hoàng Cầm cũng không ít. Thế nhưng, liệt kê một cách chính thống, thì nhà thơ Hoàng Cầm có cả thảy ba người vợ.
Người vợ đầu tiên của nhà thơ Hoàng Cầm là một phụ nữ cùng quê có tên là Hoàng Thị Hoàn. Đó là cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt. Bà Hoàng Thị Hoàn tuy không mang lại cảm hứng cho nhà thơ Hoàng Cầm sáng tác, nhưng sinh cho ông hai người con, con trai Bùi Hoàng Kỳ và con gái Bùi Hoàng Yến. Con trai Bùi Hoàng Kỳ không làm thơ như cha, mà trở thành một nhà báo. Còn con gái Bùi Hoàng Yến là một kịch sĩ tài sắc, nhưng bạc mệnh qua đời khi còn rất trẻ. Duyên trăm năm của nhà thơ Hoàng Cầm và bà Hoàng Thị Hoàn, được con trai Bùi Hoàng Kỳ gợi mở: “Chuyện các cụ là bi kịch trong tình yêu đôi lứa. Hai con người không có tình yêu và cứ xa nhau mãi. Mẹ tôi mất năm tôi chín tuổi, tôi ở với ông bà”.
Người vợ thứ hai của nhà thơ Hoàng Cầm là diễn viên Tuyết Khanh. Khi vở kịch thơ “Kiều Loan” diễn tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, thì diễn viên Tuyết Khanh đóng vai nữ chính. Nhan sắc của Tuyết Khanh và tài hoa của Hoàng Cầm không cần ai mai mối cũng đổ ập vào nhau. Kết quả là cô con gái ra đời, được đặt tên theo đúng tên vở kịch thơ là Kiều Loan. Hiện nay, cô con gái Kiều Loan đang sống ở Mỹ.
Người vợ thứ ba của nhà thơ Hoàng Cầm là bà Lê Hoàng Yến. Họ đến với nhau khi cả hai đều đã có lần dang dở hôn nhân và có con riêng. Họ cưới nhau vào năm 1955. Bà Lê Hoàng Yến lớn hơn Hoàng Cầm 2 tuổi, được xem là chỗ dựa rất lớn trong thời gian Hoàng Cầm lao đao vì Nhân Văn Giai Phẩm.
Nhà thơ Hoàng Cầm cảm khái về vợ: “Bà là người hiền thục, thật thương yêu chồng con. Tôi đã trao cái gánh nặng cuộc đời cho Hoàng Yến, bà đã giúp tôi đẩy chiếc xe thơ về Kinh Bắc đi trọn đoạn đường thiên mệnh của nó”.
Cuộc sống gia đình của nhà thơ Hoàng Cầm hiển lộ trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” khá rõ nét: “Bên kia sông Đuống/ Ta có đàn con thơ/ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô/ Tối ríu rít chui gầm giường tránh đạn/ Lấy mẹt quây tròn/ Tường làm tổ ấm/ Trong giấc ngây thơ dồn tựa sấm/ Ú ớ cơn mê/ Thon thót giật mình/ Bóng giặc dầy vò/ Những nét môi xinh...”
Thế nhưng, với nhà thơ Hoàng Cầm cũng như với đông đảo người yêu thơ ông, thì mối tình ám ảnh nhất vẫn là câu chuyện “Lá diêu bông”.
Nhà thơ Hoàng Cầm một thời mộng mị lá diêu bông
'Tôi say mê chị Vinh đến mức thờ thẫn, không ngó ngàng gì đến bài vở, học hành. Ngay từ phút đầu, mẹ tôi đã hiểu, hiểu rằng thằng con trai đầu lòng đã phải lòng' - Phải chăng, đây là nguồn cơn cho sự xuất hiện của chiếc lá diêu bông?
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào
Các chương trình
Gặp được Furnish, danh ca huyền thoại tìm thấy bến đỗ cho con tim và tình yêu đã đến với họ rất nhanh chóng.