Nhiều mặt hàng của Việt Nam được đón nhận tại châu Âu

Nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu sang thị trường châu Âu, ngành nông nghiệp Cà Mau đã áp dụng nhiều biện pháp sản xuất an toàn sinh học.

Trọng Linh  | 11:02 13/12/2023

Nhiều mặt hàng của Việt Nam được đón nhận tại châu Âu

Tự động

 

Nhiều mặt hàng của Việt Nam được đón nhận tại châu Âu

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, hiện nay ngày càng có nhiều các mặt hàng nông sản của nước ta được xuất khẩu sang các quốc gia khác và được thị trường đón nhận. Tuy nhiên, để nông sản Việt Nam có thể đến được với thị trường khó tính, người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải đối mặt với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Tại tỉnh Cà Mau nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng các mặt hàng như thủy sản, lúa gạo… đủ tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh này đã áp dụng nhiều biện pháp, đặc biệt là sản xuất theo hướng an toàn sinh học.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, Cà Mau được xem là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn của cả nước với gần 300.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 220.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 1 tỷ USD và thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này chủ yếu là châu Âu EU và Trung Quốc. Ngay từ đầu năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nhằm gia tăng sản lượng nuôi đạt kế hoạch, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. Ông PHAN HOÀNG VŨ – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết:

Phát biểu 1:

 “Ngoài những nổ lưc xúc tiến thương mại, nổ lức khai thác nuôi trồng của người dân, ngành chức năng kiểm tra các điều keienj án toàn sản xuất và thực phẩm trong nuôi trồng và khai thác để chất lượng thủ sản đi vào các thị trường khó tính nhất như châu Âu”

MC 2:

Cũng theo Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của tại các thị trường khó tính, ngành nông nghiệp thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân có có kế hoạch sản xuất phù hợp, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, ứng dụng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả nâng suất cao gắn với bảo vệ môi trường cũng như mô hình nuôi tôm ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cấp mã số vùng nuôi cho các tổ chức, cá nhân, HTX  để phục vụ truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

PB2:

Ông PHAN HOÀNG VŨ – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau: “Đã qua chúng tôi thực hiện một số liên kết chuỗi , đẩy mạnh cấp mã số vùng nuôi. Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người dân sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm không có các chất cấm để phục vụ xuất khẩu”.

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, hiện nay, tỉnh Cà Mau cũng đang tổ chức lại sản xuất vùng nuôi thủy sản, áp dụng các quy trình nuôi với việc không sử dụng chất kháng sinh bị cấm sử dụng, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong quá trình sản xuất cũng như chế biến,  khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển các mô hình nuôi tôm vừa đạt nâng suất và có giá trị kinh tế cao như tôm sinh thái, tôm chứng nhận VietGAP. Đặc biệt, tỉnh đang chú trọng phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm theo chuẩn quốc tế để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về hoạt động áp dụng quy định SPS về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 - 13/12/2023 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nghị định thư là bước thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước. Trong đó, nghị định thư xác định rõ các yêu cầu nhập khẩu từ phía Trung Quốc nhằm đảm bảo quả dưa hấu tươi của Việt Nam tuân thủ các Luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật, từ đó tạo cơ sở cho việc tuân thủ của các đơn vị sản xuất, đóng gói và xuất khẩu của Việt Nam.

MC 2: Tin 2:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình cấp, quản lý mã số vùng trồng trên cây chuối. Mô hình cấp, quản lý mã số vùng trồng trên cây chuối được thực hiện tại khu 12, xã Tứ Hiệp, huyện Hạ Hòa, với diện tích 5ha. Mô hình đã được cấp giấy Chứng nhận VietGAP; Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp một mã số vùng trồng phục vụ thị trường trong nước. Quá trình triển khai thực hiện mô hình, chủ hộ trồng chuối đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây chuối theo quy trình VietGAP, quản lý mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nông sản. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, phòng trừ vi sinh vật gây hại trong đất, hạn chế bệnh hại, nhất là bệnh vàng lá trên cây chuối. Qua đánh giá kết quả thực hiện cho thấy, cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, cây đồng đều, buồng to, quả đều, mẫu mã đẹp. Năng suất bình quân đạt 450 tạ/ha.

MC 1: Tin 3:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng NN-PTNT một số huyện và Phòng Kinh tế TP Bắc Giang tổ chức giám sát 297 mã số vùng trồng đối với vải thiều, nhãn, dưa hấu, bưởi và vú sữa xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Nga, 215 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc. Qua đó, đã phát hiện 1 mã số vùng trồng vải thiều tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên với diện tích 600 ha và 13 mã số vùng trồng dưa hấu tại huyện Lục Nam với diện tích 198,3 ha không duy trì được các điều kiện của nước nhập khẩu. Toàn tỉnh có 176 cơ sở đóng gói quả vải thiều tươi không duy trì được các điều kiện của phía Trung Quốc.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

Tự động

Nhiều mặt hàng của Việt Nam được đón nhận tại châu Âu

Nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu sang thị trường châu Âu, ngành nông nghiệp Cà Mau đã áp dụng nhiều biện pháp sản xuất an toàn sinh học.

Trọng Linh

Tin liên quan

Các chương trình

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Phóng sự

Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông
Phóng sự

Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.

Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông