Những điều rút ra sau hai cơn bão

Luật đất đai sửa đổi sẽ bàn điều kiện thành lập ngân hàng đất nông nghiệp; Khẩn trương đàm phán xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây; Nhãn Việt Nam chinh phục thị trường Úc; Gia Lai mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu; Nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của An Giang

Xuân Hào  | 

Những điều rút ra sau hai cơn bão

Tự động
  • Luật đất đai sửa đổi sẽ bàn điều kiện thành lập ngân hàng đất nông nghiệp

Hôm qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo luật đất đai và luật hợp tác xã sửa đổi. Một số nội dung thuộc lĩnh vực nông nghiệp được tiến hành bàn thảo sửa đổi Luật đất đai gồm bổ sung đất dùng cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, đất phòng, chống thiên tai cho phù hợp Luật Thuỷ sản và Luật phòng chống thiên tai. Mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp ngoài hộ gia đình. Quy định hiệu quả sau chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng, phòng hộ. Các quy định về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, điều kiện thành lập ngân hàng đất nông nghiệp và đất đa mục đích. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, những quy định thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong Luật Đất đai sửa đổi cơ bản đã tiếp cận được tư duy mới, như tích hợp đa giá trị, chính sách tam nông, chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững...

Bảo Thắng

  • Khẩn trương đàm phán xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây

Hiện nay, Việt Nam có 11 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, nhưng chỉ có 3 loại trái cây đã ký Nghị định thư. Để tiến hành xây dựng các Nghị định thư đối với 8 loại quả còn lại gồm chuối, xoài, vải, nhãn, dưa hấu, thanh long, mít và chôm chôm, Cục Bảo vệ thực vật đang khẩn trương phối hợp đàm phán và trao đổi kỹ thuật với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT cũng tích cực phối hợp triển khai các giải pháp thúc đẩy khai thông xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến và các sản phẩm từ yến.

Quỳnh Anh

  • Nhãn Việt Nam chinh phục thị trường Úc

Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết đang phối hợp với các nhà nhập khẩu tổ chức Tuần lễ nhãn Việt Nam tại Úc với tên gọi “Nhãn Việt Nam mình năm 2022”. Đây là nỗ lực lớn của các doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Úc. Bên cạnh các hoạt động quảng bá, truyền thông vận động tiêu thụ, kết nối giao thương, Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng đã trao đổi và đề nghị Cơ quan kiểm dịch Úc giúp thông quan đúng tiến độ, nhằm đảm bảo cho chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam. Trước đó, hàng chục tấn nhãn Việt Nam với chất lượng bảo đảm đã được các nhà nhập khẩu thông quan và thành công đưa ra thị trường Úc.

Phạm Hiếu

  • Gia Lai mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Theo Sở NN-PTNT  Gia Lai, hiện nay toàn tỉnh có gần 230ha cây trồng theo các tiêu chuẩn nhưng mới chỉ có hơn 46 ngàn ha đạt chứng nhận để xuất khẩu. Để đảm bảo cho nông sản Gia Lai tham gia tốt thị trường xuất khẩu, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu và phải phù hợp với từng loại cây trồng. Đồng thời tập trung thực hiện tốt các liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, Sở Công thương Gia Lai cũng đã phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức thông tin về thị trường cho các đơn vị xuất khẩu trong tỉnh. Trong tháng tới, Gia Lai có kế hoạch thông tin về 2 thị trường nhập khẩu nông sản lớn là Hàn Quốc và Nhật Bản để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội.

Tuấn Anh

  • Nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của An Giang

Với quan điểm phát triển ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực và nhu cầu thị trường, An Giang đang thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm cá tra thương phẩm, lúa gạo chất lượng cao, rau màu và xoài trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, tỉnh cần có các giải pháp chung về thu hút đầu tư của doanh nghiệp; phát triển thị trường, khoa học - công nghệ, hợp tác và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo hướng cụm ngành, liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp chế biến, logistics, du lịch, đồng thời, xây dựng được thương hiệu trên thị trường.

Minh Trang

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, như vậy là cơn bão số 2 trong năm nay đã tan rất nhanh sau khi đi vào đất liền tại các tỉnh Đông Bắc Bộ. Các con số thống kê ban đầu cho thấy, các yếu tố thiệt hại do bão lần này là không đáng kể. Cuộc sống của người dân vùng ảnh hưởng của bão đã có thể trở lại bình thường được ngay sau khi bão tan. Có thể thấy để có được kết quả này, nhiều yếu tố đã được kích hoạt thuận lợi. Trong đó có công tác chuẩn bị trong công tác phòng chống bão của các ngành chức năng. Về nội dung này, ông Phạm Văn Tiến, phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo về Phòng, Chống thiên tai, phó Tổng cục trưởng tổng cục phòng chống thiên tai đã có những chia sẻ cùng Nông nghiệp radio  

Băng:

Phạm Hiếu

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 12/08/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tham dự Hội nghị Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các vườn quốc gia tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cùng tham gia có Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến sẽ Kiểm tra công tác thành lập, quản lý khu bảo tồn biển tại Khánh Hòa

Trong khi đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Nga.

Quỳnh Anh

Tự động

Những điều rút ra sau hai cơn bão

Luật đất đai sửa đổi sẽ bàn điều kiện thành lập ngân hàng đất nông nghiệp; Khẩn trương đàm phán xây dựng Nghị định thư cho 8 loại trái cây; Nhãn Việt Nam chinh phục thị trường Úc; Gia Lai mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu; Nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của An Giang

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi