Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/12/2023: Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng

Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tà Đùng; Bình Định đặt mục tiêu có 20.000ha rừng gỗ lớn vào năm 2025.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/12/2023: Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/12/2023: Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2023 do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức mới đây, hiện nay cả nước có gần 2,4 triệu ha rừng đặc dụng và hơn 5,5 triệu ha rừng phòng hộ. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đề nghị các chủ rừng, ban quản lý và chính quyền địa phương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tổ chức có hiệu quả. Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng cần xác định trọng tâm, quản lý chặt chẽ để làm sao giảm thiểu thiệt hại thấp nhất. Đồng thời nghiên cứu bảo tồn, nâng giá trị sử dụng và cả hệ sinh thái để phát triển bền vững hơn. Trong quá trình triển khai cần ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào thực hiện.

  • Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tà Đùng

Thông tin về hoạt động bảo vệ sự đa dạng sinh học tại các Vườn quốc gia, khi bảo tồn, thưa quý vị, với diện tích tự nhiên khoảng 21.000ha, tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi, Vườn quốc gia Tà Đùng có thảm thực vật rừng rộng lớn, phù hợp cho sự cư trú, sinh trưởng, phát triển của hệ động vật phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại đây còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngoài lực lượng chuyên trách, Vườn quốc gia Tà Đùng còn tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho 14 tổ với 153 hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng tham gia bảo vệ hơn 3.000ha. Từ đó, huy động sức dân tham gia phối hợp quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho bà con, hạn chế xâm hại đến rừng, góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vườn quốc gia, vùng đệm.

  • Bình Định đặt mục tiêu có 20.000ha rừng gỗ lớn vào 2025

Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, hiện nay, Bình Định chủ trương khuyến khích người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trồng rừng kinh tế theo mô hình kinh doanh cây gỗ lớn. Năm 2023, địa phương này đã triển khai thực hiện tốt các dự án trồng rừng, diện tích rừng trồng tập trung là 8.780 ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, chuyển hóa rừng trồng cây gỗ lớn là 3.020 ha. Đến nay, tổng diện tích trồng rừng gỗ lớn đạt hơn 9.880 ha. Điều này góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của địa phương, ước đạt 60%. Địa phương đặc mục tiêu trồng 20.000 ha rừng gỗ lớn vào năm 2025. Đây là hướng đi bền vững, góp phần gia tăng giá trị rừng trồng, hướng tới bán tín chỉ các bon sau này.

  • Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Cũng liên quan tới việc phát triển kinh tế lâm nghiệp nhưng tại tỉnh Thanh Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 78.000ha diện tích trồng tre, luồng, chiếm hơn 50% diện tích luồng của cả nước. Lang Chánh được xem là “thủ phủ” của cây tre, luồng với diện tích gần 14.000ha, 80% người dân sinh sống bằng nghề này. Mặc dù cây luồng ở Thanh Hóa được ví như “vàng xanh”, tuy nhiên người dân nơi đây lại vẫn rất khó khăn. Cây luồng cũng chỉ mới dừng ở việc mang lại thu nhập tức thời. Theo UBND huyện Lang Chánh, hiệu quả từ cây luồng chưa thực sự cao chủ yếu do việc khai thác luồng còn rải rác, các sản phẩm bán ra chủ yếu ở dạng thô, manh mún. Cây tre, luồng mới chỉ giúp các địa phương trong huyện xóa đói, giảm nghèo. Song, muốn người dân giàu lên được thì tre, luồng phải trở thành hàng hóa quy mô lớn.

  • Kiểm lâm Hải Phòng không để chậm trễ thủ tục hành chính

Cuối cùng là thông tin về công tác hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, Chỉ với 23 công chức nhưng trong 11 tháng của năm nay, Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng đã tiếp nhận tới hơn 504 thủ tục hành chính. Đến thời điểm hiện tại, đã xử lí 502 bộ trước thời hạn, 1 bộ chuyển cấp trên, 1 bộ không đủ điều kiện giải quyết. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, công chức và người lao động tại đơn vị trong thực hiện thủ tục cải cách hành chính suốt thời gian qua. Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng, năm nay, đơn vị đã xây dựng kế hoạch riêng, cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm, nếu bộ phận nào để xảy ra chậm trễ sẽ phải chịu trách nhiệm. Quá trình thực hiện, hệ thống thông tin kết nối luôn thông suốt. Qua đó, đã giải quyết kịp thời thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm trên địa bàn, không có hồ sơ quá hạn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 11/12/2023: Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng

Cần xác định trọng tâm trong bảo vệ rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tà Đùng; Bình Định đặt mục tiêu có 20.000ha rừng gỗ lớn vào năm 2025.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Sức mạnh chuyển đổi số nằm ở sự chuyển đổi phương thức hoạt động
Thời sự

Sức mạnh chuyển đổi số nằm ở sự chuyển đổi phương thức hoạt động; Xuất khẩu hồ tiêu thu về hơn 350 triệu USD; Hơn 23.000ha lúa xuân của Bắc Ninh nhiễm sâu bệnh.

Sức mạnh chuyển đổi số nằm ở sự chuyển đổi phương thức hoạt động