Những người con của làng nghề cỏ tế

Từ một loại cây ở núi rừng xa xôi, cỏ tế được đưa về đồng bằng, nhờ bàn tay, khối óc của người dân Phú Túc mà trở thành những sản phẩm đặc sắc.

Quỳnh Anh  | 17:10 10/02/2025

Những người con của làng nghề cỏ tế

Tự động

Những người con của làng nghề cỏ tế

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio. Thưa quý vị và bà con, là một trong những mảnh ghép quan trọng tạo nên giá trị văn hóa lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nổi tiếng với nghề đan cỏ tế độc đáo được hình thành từ hơn 400 năm trước. Mỗi gia đình ở Phú Túc hôm nay đều đã có tới 3- 4 đời phát triển nghề truyền thống này, sở hữu trên 1.000 mẫu sản phẩm đa dạng với nguyên liệu chủ yếu từ cỏ tế. Và mỗi thế hệ người dân Phù Túc đều có niềm say mê với nghề của gia đình, hầu hết lựa chọn kế thừa, phát triển.

MC 2

Có được nghề truyền thống đã độc đáo, vậy mà cách làm nghề của Phú Túc còn đặc biệt hơn khi mỗi gia đình nơi đây đều phụ trách một công đoạn riêng để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Nhà thì đi tìm mua nguyên liệu, nhà thì chuẩn bị nguyên liệu rồi có người chọn phát triển đan lát, có gia đình sáng tạo sản phẩm của bà con thành những mẫu thành phẩm đặc sắc hơn để bán ra thị trường, rồi có gia đình chọn nhập thành phẩm của bà con, xử lý khâu cuối cùng đưa đi xuất khẩu.

Ngay tại xưởng sản xuất các loại giỏ hoa quà được đan từ cỏ tế, mây, tre, nứa để chuẩn bị đưa ra thị trường, ông Nguyễn Văn Đệ nhiệt tình chia sẻ về lịch sử 400 năm khiến nhiều người kinh ngạc của làng nghề này. Theo ông Đệ, vào năm 1683, cây cỏ tế được bà Nguyễn Thảo Lâm đưa về làng rồi bỏ ra nhiều công sức, mày mò nghiên cứu các đặc tính của loại cây. Từ đó, đưa ra cách thức chế biến và đưa cỏ tế thành nguyên liệu quan trọng cho việc sản xuất các đồ dùng thủ công hàng ngày, phục vụ cuộc sống và sinh hoạt. Cá nhân ông Đệ là đời thứ 4 trong dòng họ tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Trước kia, người dân trong làng, thậm chí cho tới đời bố ông Đệ vẫn tuyệt đối giữ bí quyết nghề nhưng cho đến khi ông tiếp quản và hiện nay, do yêu cầu cấp bách cũng như quy luật của sự phát triển từ mô hình cá thể, sang tập thể mà điều này bị xóa bỏ, nghề được nhân rộng ra toàn xã.

Băng ông Đệ

Cũng là đứa con của Phú Túc, được hun đúc tình yêu với nghề truyền thống từ thuở nhỏ và bắt đầu học nghề từ những bước đầu tiên khi chỉ hơn mười tuổi, chị Trần Thị Phú hiểu rõ hơn ai hết quy trình để làm ra từng sản phẩm của làng. Tay thoăn thoắt, khéo léo chẻ sợi tế để chuẩn bị nguyên liệu đưa tới xưởng đan, chị kể rằng cỏ tế thường mọc ở các vùng núi cao hay vùng trung du miền núi phía Bắc, là loại cây thuộc họ dương xỉ. Cây có độ bền rất cao, lại mềm mại, dẻo dai, nên dễ cho việc tạo dáng. Gần 400 năm qua, cây cỏ tế đã trở lên rất quen thuộc với người dân xã Phú Túc. Người dân nơi đây hàng năm đều đến các tỉnh khác để thu mua, sau đó về bán lại cho dân làng bắt đầu sản xuất. Cỏ tế mang về được ngâm nước để tăng độ dẻo, giai, sau đó bà con bắt đầu chẻ sợ tế, chia thành các loại khác nhua theo chất lượng và nhu cầu. Sau đó lại tiếp tục phơi nắng nhẹ, khi sử dụng ngâm nước cho sợi tế mềm lại và đan tạo hình sản phẩm. Các sợi tế được đan phải có cùng màu sắc, độ dẻo dai để tạo sự đồng đều.

Băng chị Phú

Người Phú Túc, thế hệ này nối tiếp thế hệ sau, gia đình nào cũng giữ truyền thống rồi tạo nên liên kết chặt chẽ như cách bàn tay khéo léo của những người thợ, các nghệ nhân đan từng sợi cỏ tế sát lại với nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng, khăng khít mà bền chặt.

Cũng là người nắm chắc từng công đoạn sản xuất sản phẩm của làng nghề cỏ tế này, thế nhưng chị Nguyễn Thị May lại chọn khâu tạo hình cuối cùng cho sản phẩm làng nghề, đôi tay thoăn thoắt, chị nhanh nhẹn đóng thêm các phụ kiện cần thiết cho sản phẩm làng nghề, là chiếc nơ, bông hoa hay gắn một chiếc đế mới tạp nên màu sắc và kiểu dáng độc đáo hơn cho sản phẩm được chị thực hiện nhanh chóng. Bao nhiêu mẫu mã khách hàng mong muốn chị đều có thể đáp ứng.

Băng chi May

MC 1:

Từ một loại cây ở núi rừng xa xôi, cỏ tế được đưa về đồng bằng, nhờ bàn tay, khối óc của người dân nơi đây mà biến thành những sản phẩm đặc sắc, góp phần tạo nên hồn cốt dân tộc với cái nôi làng nghề 400 năm tuổi. Nhờ có cây cỏ tế, cuộc sống của người dân trong làng đã không ngừng phát triển đi lên, về Phú Túc hôm nay, xung quanh là tường cao mái dày, mỗi căn nhà lại có thêm một xưởng sản xuất, bà con không lúc nào ngơi tay. Những người con của làng cỏ tế, ai cũng yêu, cũng hiểu nghề truyền thống quê hương và mỗi người phụ trách một công đoạn, cùng nhau tạo nên giá trị vền vững của làng nghề truyền thống, của sản phẩm đến từ làng nghề. Những sản phẩm thủ công được đan từ cỏ tế hôm nay, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, mang theo những giá trị về văn hóa lịch sử và nét đẹp nghề thủ công truyền thống của Việt Nam.

Tự động

Những người con của làng nghề cỏ tế

Từ một loại cây ở núi rừng xa xôi, cỏ tế được đưa về đồng bằng, nhờ bàn tay, khối óc của người dân Phú Túc mà trở thành những sản phẩm đặc sắc.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
Thời sự

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; Nhiều nước siết chặt kiểm định về chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam; Bắc bộ lấy nước đổ ải đợt 2.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi
Cần hệ thống giải pháp khi xuất khẩu nông sản gặp khó ngay tháng đầu năm
Thời sự

Cần hệ thống giải pháp khi xuất khẩu nông sản gặp khó ngay tháng đầu năm; 569 cây gỗ rừng bị cưa hạ dọc biên giới; Bắc Kạn trồng mới 3.500ha rừng năm 2025.

Cần hệ thống giải pháp khi xuất khẩu nông sản gặp khó ngay tháng đầu năm