Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững
Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững; Hỗ trợ tối thiểu 30% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi chuyển đổi số; Hơn 1.000ha lúa bị ngập úng.
Quỳnh Anh | 09:56 13/01/2025
Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững
SỐ – 138–
Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh
Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO
Đồ họa: Khánh Thiện
MC1: Tùng Sơn
MC2: Anh Quỳnh
Nhạc hiệu (25 giây)
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Headline ( 45 giây)
- Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững
- Hỗ trợ tối thiểu 30% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi chuyển đổi số
- Cảnh báo kỳ mặn cao điểm trùng dịp Tết Nguyên đán
- Hơn 1.000 ha lúa đông xuân tại Quảng Ngãi bị ngập úng
- Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới
- Hà Tĩnh khuyến khích trồng mới cây ăn quả có múi
- Bình Thuận xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái, canh nông
- Sơn La đặt mục tiêu phát triển cà phê bền vững
Sau đây là nội dung chi tiết:
- Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức “Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, năm 2024 ngành nông nghiệp đã làm được nhiều việc, nhất là kiên cường vượt qua hệ lụy từ cơn bão Yagi. Những kết quả vượt bậc trong thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu của ngành thật ấn tượng, đầy tự hào. Song, nông nghiệp không chỉ là trồng cây, nuôi cá mà còn vun trồng, nuôi dưỡng những ý tưởng mới để tạo ra giá trị bền vững. Ngành nông nghiệp vẫn còn những không gian để phát triển, giá trị sẽ còn tăng lên nữa nếu các đơn vị tương đồng trong Bộ tạo ra được sự liên thông, chia sẻ với nhau. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Hỗ trợ tối thiểu 30% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi chuyển đổi số
Theo tính toán của Bộ Thông tin và truyền thông, Việt Nam hiện có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và hơn 9.000 chợ truyền thống, chiếm 75% thị phần. Các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống này đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đây là nơi có khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh được phân phối tới khách hàng. Năm 2025, Bộ TT&TT sẽ phối hợp thực hiện Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ chuyển đổi số. Mục tiêu đến hết năm 2025, triển khai Chương trình hỗ trợ cho tối thiểu 50% cửa hàng tạp hóa, bán lẻ tại 10 địa phương trên toàn quốc. Đồng thời, phối hợp với Bộ NN-PTNT thực hiện Chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp chuyển đổi số. Mục tiêu đến hết năm 2025, triển khai Chương trình hỗ trợ cho tối thiểu 30% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi trên toàn quốc.
- Cảnh báo kỳ mặn cao điểm trùng dịp Tết Nguyên đán
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, dòng chảy về ĐBSCL mùa khô 2024-2025 sẽ giảm nhanh, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện sớm tại các cửa sông. Trong tháng 1/2025, mặn đã xâm nhập sâu từ 40-51km và dự kiến đạt đỉnh trong giai đoạn từ tháng 2- 4/2025. Đặc biệt, kỳ mặn cao điểm từ ngày 28/1-3/2, trùng dịp Tết Nguyên đán, có thể khiến mặn vào sâu 45-55km, do lượng nước xả từ các hồ thủy điện trên thượng nguồn còn hạn chế. Tình trạng mặn sẽ kéo dài, với ranh mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu 50-65km trong giai đoạn cao điểm. Để ứng phó, các địa phương cần chủ động xuống giống sớm, tranh thủ tích trữ nước khi triều rút. Quản lý vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và giám sát chặt chẽ chất lượng nước trước khi đưa vào hệ thống thủy lợi.
- Hơn 1.000 ha lúa đông xuân tại Quảng Ngãi bị ngập úng
Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cho biết, vụ sản xuất lúa Đông Xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh có kế hoạch gieo sạ khoảng 38.000 ha. Hiện, các địa phương trong tỉnh đã gieo sạ được trên 32.700 ha, đạt hơn 85% so với kế hoạch. Tuy nhiên, các đợt không khí lạnh gây mưa kéo dài trong những ngày qua đã làm hơn 1.000 ha lúa bị ngập úng, hư hại. Theo nhận định, với tình hình thời tiết hiện nay, tiến độ gieo sạ vụ Đông Xuân 2024 - 2025 sẽ muộn hơn so với kế hoạch, có thể kết thúc vào ngày 15/1/2025. Hiện, tỉnh Quảng Ngãi đang khuyến khích các địa phương thực hiện đồng bộ giải pháp đảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân thắng lợi, trong đó lưu ý hướng dẫn người dân chăm sóc lúa; các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; nạo vét kênh mương nội đồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới.
- Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới
Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, năm 2024, Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới với 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, Thành phố có 191 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt chỉ tiêu Thành ủy đề ra đến hết năm 2025. Chương trình xây dựng nông thôn mới được bình chọn nằm trong "10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2024". Thành phố Hà Nội cũng đi đầu cả nước về việc triển khai hiệu quả Chương trình OCOP. Lũy kế từ 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá được hơn 3.300 sản phẩm OCOP, vượt mục tiêu Chương trình đề ra đến năm 2025 là có 2.000 sản phẩm OCOP. Riêng năm 2024, toàn thành phố đã đánh giá phân hạng hơn 600 sản phẩm OCOP, vượt 151% so với kế hoạch năm 2024 là 400 sản phẩm.
- Hà Tĩnh khuyến khích trồng mới cây ăn quả có múi
Tỉnh Hà Tĩnh từng có giai đoạn phát triển “nóng” diện tích cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, 2 – 3 năm trở lại đây, để cân đối cung – cầu người dân tập trung đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng cây cam, bưởi. Diện tích cây ăn quả có múi trồng mới hàng năm chỉ giao động trên dưới 100 ha. Riêng năm 2024, toàn tỉnh trồng mới được 90 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi đến nay lên đạt hơn 13.000 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm hơn 11.000 ha. Để bù đắp diện tích cây trồng bị thoái hóa, năm 2025 tỉnh Hà Tĩnh khuyến khích các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích khoảng 188 ha, tăng gấp đôi diện tích trồng mới của năm 2024.
- Bình Thuận xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái, canh nông
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 28 điểm khai thác du lịch nông nghiệp. Nhiều mô hình du lịch sinh thái, du lịch canh nông ở những địa phương này đã phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách. Bà con nông dân trở nên tự tin, năng động hơn nhờ làm du lịch. Các sản phẩm OCOP trở thành đặc sản của địa phương và tăng thêm giá trị cũng nhờ có du lịch… Để khai thác hiệu quả loại hình du lịch này, UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông. Trong đó nêu rõ quy trình, trình tự thủ tục, các khâu, các bước triển khai dự án du lịch sinh thái, du lịch canh nông, trình UBND tỉnh trong tháng 3/2025.
-
Sơn La đặt mục tiêu phát triển cà phê bền vững
Hiện nay, tỉnh Sơn La có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng ước đạt 35.000 - 45.000 tấn cà phê nhân/năm, trị giá 4.500 - 5.000 tỷ đồng. Để nâng cao giá trị cây cà phê, những năm qua, Sơn La đã chủ trương sản xuất cà phê theo hướng xanh, sạch. Hiện nay, diện tích cà phê được cấp các chứng nhận bền vững và tương đương trên 19.100 ha, có trên 1.120 ha cà phê đặc sản, 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao... Địa phương này đề ra mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh tái canh 8.000 ha cà phê; phát triển 3.900 ha cà phê đặc sản; xuất khẩu 25.000 tấn cà phê nhân/năm; giá trị xuất khẩu cà phê đạt gần 100 triệu USD... tạo việc làm, ổn định thu nhập cho trên 18.000 hộ trồng. Song song với đó, tích cực bảo vệ môi trường nước, không khí trong vùng trồng, sơ chế, chế biến cà phê…
Nhạc cắt
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, năm 2024 vừa khép lại với những thành công của ngành nông nghiệp khi khi đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 3,3%, kim ngạch xuất khẩu trên 62 tỷ USD. Những thành tựu ấy là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành trong một năm phải đối mặt với nhiều gian khó, trong đó có những người làm công tác quản lý, điều hành. Dù đã có những thành quả đáng tự hào, thế nhưng tại Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN-PTNT mới đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc phải mở ra một không gian phát triển mới trong bối cảnh những dư địa sản xuất truyền thống đã đến giới hạn. Nếu vẫn làm việc theo cách cũ, không thay đổi, thì giá trị của ngành nông nghiệp khó có thể tăng trưởng tiếp.
Băng
Tùng Đinh
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững
Nông nghiệp vun trồng, nuôi dưỡng ý tưởng mới để phát triển bền vững; Hỗ trợ tối thiểu 30% cơ sở trồng trọt, chăn nuôi chuyển đổi số; Hơn 1.000ha lúa bị ngập úng.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bắc bộ với bầu trời ít mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng. Trời rét đậm, rét hại, đặc biệt ở vùng núi cao có khả năng có băng giá và sương muối.
Theo dõi hoạt động, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết; Nhức nhối tình trạng gian lận mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu.