Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm

Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm; Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà tạm, nhà dột nát; Đắk Lắk: Trồng rừng vượt hơn 200% kế hoạch năm 2024.

Quỳnh Anh  | 11:07 18/11/2024

Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm

Tự động

Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm
  • Hợp tác đào tạo nông nghiệp giữa Việt Nam - Mông Cổ đạt nhiều kết quả
  • Nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi chậm ra hoa dịp Tết
  • Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà tạm, nhà dột nát
  • Đắk Lắk: Trồng rừng vượt hơn 200% kế hoạch năm 2024
  • Trang bị kỹ năng truyền thông bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
  • Tây Ninh khai thác hiệu quả nguồn lợi từ hồ Dầu Tiếng
  • Lâm Đồng đặt nhiều mục tiêu cho đào tạo nghề nông thôn

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn năm 2024. Thông tin tại hội nghị cho biết, hiện cả nước có hơn 18.000 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn cho hơn 9 triệu hộ gia đình nông thôn. Trong đó có 32% công trình hoạt động bền vững. Số công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động là gần 42%, ảnh hưởng đến khoảng 200.000 hộ, chủ yếu là công trình có quy mô rất nhỏ. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình nước sạch tập trung khu vực nông thôn chưa có quy định cụ thể, thống nhất về nhiều mặt dẫn tới tỷ lệ công trình hoạt động kém hiệu quả, ngừng hoạt động còn cao, chất lượng dịch vụ thấp. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Hợp tác đào tạo nông nghiệp giữa Việt Nam - Mông Cổ đạt nhiều thành tựu

Cũng trong tuần qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM và Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024). Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ Trần Thanh Nam chia sẻ: Mông Cổ là một trong những nước sớm nhất thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Là một trong những nước có kinh nghiệm đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, Mông Cổ đã đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam. Sau khi được học tập tại Mông Cổ trở về, sinh viên Việt Nam đã trở thành những cán bộ có năng lực trong ngành nông nghiệp.

  • Nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi ở Bến Tre chậm ra hoa dịp Tết

Hiện nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có hiện tượng nhiều diện tích hoa cúc mâm xôi không ra hoa đúng dịp Tết cổ truyền 2025. Nhiều giỏ hoa cúc mâm xôi đã bị người trồng bỏ đi, gây thất thu lớn. Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách vừa phối hợp với các ngành chuyên môn tiến hành khảo sát vùng sản xuất cúc mâm xôi tập trung tại xã Long Thới, cho thấy có hơn 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu chiếm tỷ lệ 15% xã Long Thới, chiếm 10% sản lượng cúc mâm xôi toàn huyện có biểu hiện chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa. Qua làm việc với các hộ trồng hoa, ngành chức năng phát hiện các cây cúc mâm xôi được trồng từ cây con giống không rõ nguồn gốc, cây ra hoa chậm hơn chu kỳ hàng năm. Khu vực 70 hộ bị ảnh hưởng này có khả năng lấy từ một nguồn cây con giống.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh này không còn nhà dột nát, nhà tạm. Trong 5 năm qua từ nguồn vận động của "Quỹ vì người nghèo", tỉnh đã xây dựng mới khoảng 850 căn nhà đại đoàn kết và sửa chữa gần 600 căn nhà đại đoàn kết. Đến nay tỉnh cũng không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia. Hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh chỉ còn hơn 1.100 hộ, chiếm 0,35% tổng số hộ dân. Dự kiến đến cuối năm 2024 số hộ này chỉ còn chiếm 0,26%. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là gần 960 tỉ đồng.

  • Đắk Lắk: Trồng rừng vượt hơn 200% kế hoạch năm 2024

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành và vượt kế hoạch trồng rừng năm 2024 hơn 200%. Các đơn vị chủ rừng đang tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng nhằm đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng trồng. Cụ thể, tính đến tháng 10, toàn tỉnh đã trồng được trên 4.000 ha rừng, đạt hơn 220% so với kế hoạch năm nay là hơn 1.800 ha. Trồng được trên 149.700 cây xanh phân tán, đạt 75% trong kế hoạch trồng 200.000 cây. Thời gian tới, Sở đề nghị chính quyền các địa phương, chủ rừng chỉ đạo đơn vị trực thuộc triển khai đúng tiến độ, kế hoạch trồng cây phân tán đề ra. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, bổ sung diện tích đất trống chưa có rừng, xây dựng kế hoạch trồng rừng và trồng cây xanh nhằm tăng diện tích rừng trồng mới để tính độ che phủ rừng.

  • Trang bị kỹ năng truyền thông bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Trong tuần qua, UBND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim năm 2024. Đợt tập huấn được chia thành 3 lớp, mỗi lớp 150 học viên. Qua đó, sẽ trang bị kiến thức cho các học viên về công tác truyền thông đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương, biện pháp của địa phương trong công tác phục hồi, bảo vệ, phát triển sếu đầu đỏ. Từ đó, giáo dục, truyền thông, quảng bá công tác phục hồi và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương. Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Tháp  đang triển khai khôi phục loài chim quý hiếm, sếu đầu đỏ tại tỉnh Đồng Tháp. Theo đề án, trong vòng 10 năm, từ 2022 - 2032 sẽ nuôi thả 100 cá thể sếu với tối thiểu 50 cá thể sống sót.

  • Tây Ninh khai thác hiệu quả nguồn lợi từ hồ Dầu Tiếng

Theo Sở NN-PTNT Tây Ninh, tính đến cuối tháng 10 năm nay, tổng diện tích thả nuôi mới thuỷ sản trên toàn tỉnh đạt trên 430 ha, tương đương gần 80% kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 11.700 tấn, sản lượng khai thác gần 1.700 tấn, đạt hơn 80% kế hoạch. Tây Ninh có Hồ Dầu Tiếng với diện tích rộng 27.000 ha. Tận dụng nguồn nước từ hồ, thời gian qua, ngoài việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nguồn lợi thuỷ sản trong hồ đang phát triển với nhiều loại hình có giá trị kinh tế cao. Từ năm 2005, để tái tạo và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng, mỗi năm, tỉnh Tây Ninh đã thả bổ sung hàng trăm nghìn con cá giống các loại xuống hồ. Theo đánh giá của các ngành chức năng, những loài cá được thả xuống hồ đều phát triển nhanh do gặp môi trường sống tốt, nguồn thức ăn phong phú, sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng đáng kể.

  • Lâm Đồng đặt nhiều mục tiêu cho đào tạo nghề nông thôn

Từ năm 2022 đến nay, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức đào tạo nghề nông thôn cho gần 1.000 lao động người dân tộc thiểu số từ nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2024 gần 80%, lao động có bằng cấp, chứng chỉ gần 30%. Cụ thể, toàn huyện Di Linh đào tạo hơn 50 nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, phù hợp nhu cầu thị trường lao động và xu hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Dự kiến đến hết tháng 12/2025, huyện tuyển mới đào tạo nghề cho hơn 4.000 người/năm. Riêng tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên nữ học nghề trên 50% trong tổng chỉ tiêu tuyển mới hằng năm. Đồng thời đào tạo lại, đào tạo thường xuyên khoảng 30% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt hơn 30%.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu nước sạch cho người dân, xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các Chương trình, dự án cụ thể ở nhiều cấp độ khác nhau, cấp quốc gia, vùng, khu vực nông thôn trên toàn quốc. Tính đến hết năm 2023, toàn quốc đã đưa vào khai thác khoảng 18.000 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung với hơn 219 công trình cấp nước tập trung quy mô liên xã trong đó có 116 công trình có công suất từ 5.000m3/ngày đêm, đảm bảo cấp nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung cho khoảng 55% dân số nông thôn, 94% các trường học. Mặc dù công tác cấp nước sạch nông thôn đã có những tiến bộ, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ:

Băng

Quang Dũng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm

Nước sạch nông thôn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm; Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà tạm, nhà dột nát; Đắk Lắk: Trồng rừng vượt hơn 200% kế hoạch năm 2024.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 09/01/2025: Đợt rét mới ở Bắc bộ
Thời sự

Khoảng trưa và chiều nay, không khí lạnh sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, và một số nơi thuộc Tây Bắc bộ và Trung Trung bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 09/01/2025: Đợt rét mới ở Bắc bộ
Khẩn trương bảo trì công trình thủy lợi, sẵn sàng lấy nước đổ ải đợt 1
Thời sự

Khẩn trương bảo trì công trình thủy lợi, sẵn sàng lấy nước đổ ải đợt 1; Giá gừng tăng cao, người dân miền núi Quảng Trị yên tâm đón Tết.

Khẩn trương bảo trì công trình thủy lợi, sẵn sàng lấy nước đổ ải đợt 1