Nuôi tôm nước lợ theo tổ cộng đồng, hộ nào cũng giàu

Tại tỉnh Quảng Nam, những mô hình nuôi tôm theo tổ cộng đồng đã mang lại những kết quả tích cực. Tôm nuôi trong các mô hình phát triển tốt, chất lượng con tôm thương phẩm cũng tăng lên.

Xuân Hào  | 

Nuôi tôm nước lợ theo tổ cộng đồng, hộ nào cũng giàu

Tự động

nuôi tôm nước lợ cộng đồng là tập hợp nhiều hộ dân nuôi tôm, có diện tích mặt nước liền kề nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Những năm qua, tại tỉnh Quảng Nam, những mô hình nuôi tôm theo tổ cộng đồng đã mang lại những kết quả tích cực. Tôm nuôi trong các mô hình phát triển tốt, ít xuất hiện dịch bệnh, chất lượng con tôm thương phẩm cũng tăng lên. Nhờ đó, các thành viên trong tổ nuôi đều có lãi, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phóng sự của phóng viên Lê Khánh tại miền Trung.

MC2: Nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. Hiện nay, diện tích nuôi tôm của tỉnh này đạt gần 3.100ha, sản lượng mỗi năm khoảng 18.000 tấn. Mặc dù vậy, nghề nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam vẫn ở quy mô hộ gia đình. Hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi chưa được đầu tư bài bản.

Bên cạnh đó, thủy lợi cho nuôi tôm hạn chế; nông hộ chưa đầu tư ao lắng, ao xử lý nước thải. Điều này dẫn đến môi trường nước trong ao nuôi tôm thường xuyên biến động. Hệ lụy là tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thường xảy ra hiện tượng chết hàng loạt, lây lan thành dịch khiến nghề nuôi tôm thất bát, thua lỗ.

Trước thực tế này, những năm qua, tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã hình thành các mô hình nuôi tôm theo tổ cộng đồng. Trong đó, những hộ nuôi có các ao tôm liền kề sẽ cùng liên kết với nhau, thả nuôi tôm cùng thời điểm cũng như hỗ trợ nhau về các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao hơn, khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Ông Trần Văn Nhật, trú thôn Hòa Thượng, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây người dân trong xã nuôi tôm theo quy mô hộ gia đình, chưa có sự đầu tư bài bản nên thường xuyên chịu tác động của thời tiết, dịch bệnh. Khi nghe thông tin thành lập tổ nuôi tôm cộng đồng, có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ông Nhật đã hăng hái tham gia.

Băng 1:

Kthưa quý vị, kính thưa bà con! Tại xã Tam Thăng, trước đây khi chưa có tổ cộng đồng, người dân chủ yếu nuôi tôm theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Đến khi tổ cộng đồng ra đời, những hộ dân tham gia cũng được các ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ các máy móc, thiết bị xử lý nước cũng như tạo điều kiện để vay vốn đầu tư phát triển kinh tế.

Theo ông Lê Minh Tuấn, Chủ tịch Hội nông dân xã Tam Thanh, trong tổ nuôi tôm cộng đồng ở xã Tam Thanh hiện nay có 10 thành viên, với mỗi thành viên có diện tích ao nuôi khoảng từ 1 đến 2 héc ta. Khác với cách nuôi truyền thống theo hộ gia đình trước đây, các thành viên trong tổ đều tuân thủ theo lịch thời vụ thả giống, cấp nước, xả nước và xử lý ao nuôi cung 1 thời điểm. Nhờ vậy, dịch bệnh trên tôm xuất hiện ít hơn, tỷ lệ rủi ro giảm đi đáng kể, người nuôi cũng nhờ vậy mà có lãi. Ông Lê Minh Tuấn cho biết:

Băng 2:

MC: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã thành lập được 3 tổ hội nuôi tôm cộng đồng. Các tổ hội này đang phát triển tốt, tôm thương phẩm trong các mô hình có giá trị cao, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Qua quá trình sản xuất, các thành viên trong tổ mỗi năm thu lãi từ 100 – 200 triệu đồng, có hộ đạt từ 300 – 400 triệu đồng mỗi năm, đời sống của người dân từng bước đi lên.

Theo ông Võ Tấn Dũng, Chủ tịch Hội nông dân thành phố Tam Kỳ, sau khi được thành lập, một số tổ hội đã được Hội nông dân thành phố ưu tiên cho vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân các cấp từ tỉnh đến địa phương. Bên cạnh đó, ủy ban nhân dân thành phố tam kỳ cũng có đầu tư, hỗ trợ công cụ cho bà con để sản xuất như quạt, máy nổ cũng như các trang thiết bị khác để nâng cao hiệu quả từ các mô hình.

Băng 3:

MC: thưa quý vị, thưa bà con! Trong điều kiện khí hậu thay đổi thất thường, dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành như hiện nay thì rất cần những giải pháp để thích ứng phù hợp. Mô hình nuôi tôm theo tổ cộng đồng như ở Quảng Nam mà chúng ta vừa tìm hiểu trên là một ví dụ. Điều này không chỉ tạo được sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ dân mà còn góp phần đưa nghề nuôi tôm ngày càng phát triển bền vững và hiệu quả.

MC: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc phóng sự “Nâng cao hiệu quả nuôi tôm nước lợ từ tổ cộng đồng” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

Kịch bản nào cho xuất khẩu tôm cuối năm?

Tự động

Nuôi tôm nước lợ theo tổ cộng đồng, hộ nào cũng giàu

Tại tỉnh Quảng Nam, những mô hình nuôi tôm theo tổ cộng đồng đã mang lại những kết quả tích cực. Tôm nuôi trong các mô hình phát triển tốt, chất lượng con tôm thương phẩm cũng tăng lên.

Xuân Hào

Tags:

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã