| Hotline: 0983.970.780

Kịch bản nào cho xuất khẩu tôm cuối năm?

Thứ Ba 27/09/2022 , 08:36 (GMT+7)

Ở ĐBSCL, hiện các nhà máy chế biến tôm đang mùa chạy hàng xuất cuối năm, trong khi vùng nuôi cũng đang thu hoạch cuối vụ nên cuộc cạnh tranh nguyên liệu vẫn khốc liệt.

Tôm nuôi ở vùng ĐBSCL Ảnh Hữu Đức

Sản phẩm tôm nuôi ở vùng ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch tôm vụ 2 trong năm. Nhiều người nuôi tôm nước lợ vùng ven biển cho rằng, tôm nuôi vụ này gặp nhiều khó khăn, nhưng với các ao nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát nguồn nước tốt sẽ hạn chế được rủi ro dịch bệnh và đạt năng suất cao.

Hiện tôm nguyên liệu trong vùng có giá khá cao, nguồn cung giữ nhịp cung, cầu ổn định cho các nhà máy chế biến. Thế nhưng từ nay đến cuối năm các doanh nghiệp (DN) cho biết, áp lực cho hợp đồng xuất khẩu không quá căng thẳng do tình hình lạm phát toàn cầu nên dự báo sức tiêu thụ khó như kỳ vọng.

Theo các doanh nghiệp ngành hàng tôm ở ĐBSCL, thị trường tôm xuất khẩu đang chịu tác động mạnh bởi nguồn cung lớn từ Ấn Độ và Ecuador. Đây là hai cường quốc nuôi tôm có tốc độ tăng trưởng cao. Hiện, loại tôm tươi lột từ Ecuador đóng hàng rời đang lấn sân sang thị trường Mỹ với lợi thế đường biển gần, chi phí vận tải biển thấp, từ 500-4.000 USD/container (CTN). Trong khi hàng thủy sản xuất từ châu Á xuất qua Mỹ chi phí vận chuyển tăng cao hơn gấp 3-4 lần.

Trên bình diện chung, thị trường tôm thế giới dự báo năm 2022 sản lượng tôm toàn cầu trên 5 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm. Trong đó, Trung Quốc là nước nuôi tôm lớn và nhập khẩu tôm lớn.

Trung Quốc có sản lượng tôm tiêu thụ nội địa hàng đầu thế giới với cả ngàn nhà máy chế biến và cũng là nước xuất khẩu tôm bao bột lớn nhất vào Mỹ. Trung Quốc mua tôm Việt Nam thông qua thương lái và một số nhà máy chế biến thủy sản nhỏ, chủ yếu chỉ mua tôm tươi luộc và tôm sú (loại tôm luộc có màu đỏ đẹp, bắt mắt khi chế biến món ăn) là lợi thế của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), nhận định: Thị trường xuất khẩu tôm đang gặp bất lợi. Ở châu Âu, do đồng bảng Anh và đồng euro mất giá khoảng 12%, đồng Yên của Nhật suy yếu, mất giá khoảng 14-16%, do vậy, sản phẩm tôm Việt sức cạnh tranh yếu đi khi xuất sang thị trường các nước này. Trong khi đó, thị trường Mỹ tuy tiền đồng so với đồng USD có chút lợi thế nhưng vấp phải cạnh tranh khốc liệt bởi tôm Ấn Độ và Ecuador.     

Trước tình hình “chợ tôm” biến động và ảnh hưởng bởi tình hình tài chính tiền tệ, một số DN xuất khẩu tôm tìm cách giữ lợi thế bằng cách chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tôm Việt Nam chọn đường gần để giảm bớt chi phí cước tàu vận chuyển.

Trong nhiều năm qua, vị thế sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu đã được khẳng định trên thị trường thế giới. Ngành tôm của Việt Nam tăng trưởng khoảng 8% năm, cao hơn mức trung bình thế giới. Việt Nam tiếp tục phát huy tối đa thế mạnh là tôm chế biến tỉ mỉ, tôm chế biến sâu.

Thu hoạch tôm nuôi ở vùng ven biển Sóc Trăng Ảnh Hữu Đức

Thu hoạch tôm nuôi ở vùng ven biển Sóc Trăng. Ảnh: Hữu Đức.

Theo ông Lực, thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp năng lực chế biến của các DN Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước đang giảm, do cuối vụ ít dần đến cuối năm, hàng tôm Việt Nam chế biến bán sang Nhật, Hàn Quốc còn giữ được ưu thế hơn các nước khác.

Hiện tại, tôm Việt Nam đang duy trì vị thế hàng đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia, bên cạnh đó đang nâng cao thị phần ở EU. Tôm Việt Nam đang nỗ lực duy trì thị phần ở Trung Quốc và tập trung vào chế biến sâu tiếp tục duy trì thị phần ở Mỹ. Hiện thị phần của tôm Việt Nam tại Mỹ khoảng 10%.

Nhìn lại trong 6 tháng đầu năm 2022,xuất khẩu tôm ở nước ta đạt mức tăng trưởng khả quan. Do nhiều yếu tố, dịch Covid-19 giảm xuống nên hệ thống phân phối phục hồi, kết nối mua hàng tích cực hơn.  Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm tình hình diễn biến khác, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tác động mạnh đến tình hình kinh tế thế giới, khiến nhiều nước rơi vào lạm phát khiến các thị trường tiêu thụ lớn bị ảnh hưởng, khiến sức mua giảm xuống.

Mặt khác, mức tiêu thụ số hàng đã nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm không được như ý, vẫn còn tồn kho. Hơn nữa, một số cường quốc nuôi tôm như Ecuador và Ấn Độ năm nay có sản lượng khá tốt.

Trong khi ở nước ta, tình nuôi tôm dịch bệnh ở ĐBSCL còn diễn ra âm ỉ khiến cho sản lượng tôm nuôi không có đạt thành quả tốt như năm 2021. Những yếu tố trên dẫn đến hoạt động xuất khẩu tôm trong năm 2022 dự đoán có thể đạt mức tăng trưởng hơn 4 tỷ USD.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất