Nuôi trồng thủy sản gắn với sức tải môi trường

Nghiên cứu, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển ở Nam Trung bộ là nhiệm vụ quan trọng để đề xuất giải pháp quản lý.

Kim Sơ  | 14:19 24/12/2023

Nuôi trồng thủy sản gắn với sức tải môi trường

Tự động

Nuôi trồng thủy sản gắn với sức tải môi trường

MC 1: Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản trên biển ở Nam Trung bộ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, mà góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động nuôi thủy sản bằng lồng bè phát sinh một lượng chất thải, góp phần làm cho chất lượng môi trường vùng nuôi biển suy giảm ở các vũng vịnh kín gió, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin lượng hoá cho hoạt động này.

Trước thực trạng trên, nhằm xây dựng cơ sở khoa học, thu thập dữ liệu về nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển tại khu vực Nam Trung bộ, từ đó đề xuất giải pháp quản lý, Bộ NN-PTNT giao Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III chủ trì nhiệm vụ thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.

MC 2: Chúng tôi đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III có trụ sở tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chứng kiến hoạt động nghiên cứu đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển.

Để làm được này, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã bố trí thí nghiệm nuôi cá chẽm trên bể composite. Mô hình được triển khai theo dõi 2 giai đoạn gồm ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm để đánh giá tải lượng chất thải ở từng giai đoạn nuôi.

Bà Võ Thị Ngọc Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện III) là người chủ trì thực hiện nhiệm vụ này cho biết, mỗi giai đoạn được bố trí 3 nghiệm thức gồm: nuôi theo kiểu truyền thống cho ăn thức ăn tươi; nuôi theo kiểu công nghiệp cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và nuôi không có thả cá trong bể. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Hàng ngày nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi các yếu tố môi trường nước cơ bản như nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, đồng thời thu nhập lượng phân thải ra, cũng như nguồn thức ăn dư để có thể tính toán lượng thải theo từng thời gian nhất định.

Băng bà Trâm (32s)

Theo nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, đến nay thí nghiệm đã triển khai gần 2 tháng, cá chẽm có tỷ lệ sống rất cao. Bước đầu nhóm nghiên cứu cũng đã có số liệu nhất định để có thể tiến hành đánh giá được tải lượng thải từ hoạt động nuôi cá chém trong nuôi biển.

Và khi đánh giá được nguồn thải và lượng chất thải trong nuôi trồng thủy sản trên biển được cho là giải pháp quan trọng, để căn cứ xây dựng mật độ nuôi, kể cả mật độ lồng nuôi phù hợp nhằm tránh quá sức tải môi trường vùng nuôi như lời chia sẻ của PGS.TS Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3.

Băng ông Nha

MC 1: Thưa quý vị và bà con, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển ở vùng biển Nam trung bộ và đề xuất giải pháp quản lý” được Bộ NN-PTNT giao Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III chủ trì thực hiện 2023-2025. Mục tiêu chính của nhiệm vụ này là nhóm nghiên cứu phải đánh giá được hiện trạng chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển; xác định được nguồn thải, lượng chất thải trong nuôi thủy sản trên biển với các đối tượng khác nhau. Từ đó, đề xuất giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý phục vụ nuôi trồng thủy sản biển bền vững.

Tự động

Nuôi trồng thủy sản gắn với sức tải môi trường

Nghiên cứu, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển ở Nam Trung bộ là nhiệm vụ quan trọng để đề xuất giải pháp quản lý.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Kiến thức

Việc chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế, áp dụng các phương pháp canh tác thích ứng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay.

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Kiến thức

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.

Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm