Phát triển bền vững từ cà phê đặc sản

Trước tình trạng cây cà phê có những biểu hiện suy thoái, nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đã đẩy mạnh sản xuất cà phê sạch để nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến cà phê bền vững và sản phẩm cà phê đặc sản.

Tuấn Anh  | 07:40 25/05/2023

Phát triển bền vững từ cà phê đặc sản

Tự động

Phát triển bền vững từ cà phê đặc sản

Nhạc hiệu:

Nhạc nền:

MC1: Thưa quý vị và bà con! Ở vùng Tây Nguyên nước ta, Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi, là vùng đất đai màu mỡ, rộng lớn với 2/3 diện tích là đất đỏ bazan, có điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày trong đó nổi bật có cây cà phê. Đã từ lâu, cà phê trở thành cây trồng chủ lực của địa phương này, đem đến nguồn sống mới và trở thành sinh kế chính cho bà con. Thế nhưng, sau thời gian dài canh tác với diện tích ngày càng mở rộng, cà phê tại Gia Lai bắt đầu có những biểu hiện của sự suy thoái khi đất đai đã mất chất dinh dưỡng. Điều này đòi hỏi địa phương cần có giải pháp bảo vệ nguồn sinh kế này. Chính vì lẽ đó, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh Gia Lai đưa ra với định hướng không mở rộng diện tích, duy trì ổn định khoảng 98.000-100.000 ha cà phê. Trong đó, Gia Lai sẽ tập trung nâng cao chất lượng, giá trị cà phê thông qua việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản, hướng tới thị trường xuất khẩu.

MC2:

Thưa quý vị và bà con, đối với Gia Lai, khi nhắc tới cà phê, người ta thường nghĩ ngay đến Robusta. Loại cà phê được mệnh danh là “chiến binh rô bốt” với chất lượng được các chuyên gia đánh giá cao, có hương vị đặc trưng, được nhiều người tiêu dùng biết đến và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất cà phê sạch để nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm cả phê nhân xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến cà phê bền vững và một phần sản phẩm cà phê đặc sản, nhằm thâm nhập vào các thị trưởng có tiềm năng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, mới chỉ có một số cá nhân và doanh nghiệp tham gia với quy mô nhỏ, tự phát và rải rác không tập trung.

Để nâng tầm giá trị cà phê đặc sản của của tỉnh Gia Lai, ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT HTX Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ nông nghiệp Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) cho biết, Gia Lai cần phải xây dựng mã số vùng trồng, bảo tồn lại những giống cà phê cũ, hiếm nhưng cực kỳ giá trị.

Băng 1: Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT HTX Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ nông nghiệp Ia Mơ Nông:

Cần có 1 chính sách để hỗ trợ để làm cà phê đặc sản, cà phê đặc trưng, tinh hoa cà phê còn sót lại. Nói chung các cấp chính quyền nói chung cần bảo tồn, danh riêng cho thương hiệu . chẳng hạn như đặc sản cà phê hay tinh hoa cà phê, chứ các tỉnh khác không tỉnh nào còn.

MC 2:

Đồng tình với những ý kiến của ông Lê Văn Thanh, Ông Lê Hữu Anh, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) cho rằng trước đây cà phê ở Việt Nam mang tính chất nguyên liệu. Hiện nay đã thay đổi, cà phê đã được chế biến thành đặc sản, đáp ứng được nhu cầu của thế giới. Chính vì vậy đây là cơ hội lớn để đưa cà phê Việt Nam lên bước phát triển mới về sản phẩm.

Người nông dân trồng cà phê Việt Nam là hình ảnh đẹp. Việc phát triển vùng nguyên cà phê liệu sạch càng có ý nghĩa hơn, xây dựng được câu chuyện của hạt cà phê. Đây là yếu tố nhân văn, được người nước ngoài quan tâm khi phát triển vùng cà phê. Từ đó, xây dựng được thương hiệu cà phê, văn hóa trồng cà phê.

Băng 2: Ông Lê Hữu Anh, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh:

Việc minh bạch vùng nguyên liệu, tập trung bảo vệ cho người nông dân canh tác hữu cơ, canh tác sạch.  Phát triển cà phê bền vừng thì sẽ đem lại lơi ích cho cả người người lao động, doanh nghiệp và đem lại sản phẩm chất lượng phù hợp với yêu cầu của thế giới.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con! Diện tích cà phê đặc sản của tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 214ha, sản lượng 62 tấn. Dù vậy, sản lượng cà phê đặc sản có thể thu hoạch hiện nay chỉ chiếm 3-12% trên toàn diện tích trồng bởi chế biến loại cà phê này phải chọn rất kĩ với những yêu cầu khắt khe. Từ thực tế này, bên cạnh đề án phát triển cà phê đặc sản giai đoạn 2021-2025, hiện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cũng đang nghiên cứu, tham mưu chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản tại địa phương để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu sản phẩm cà phê… đáp ứng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Nhạc cắt:

MC1: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.

MC2: Những năm gần đây, ngành cá tra Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn và việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho cá tra, mà còn từng bước đưa thế mạnh mặt hàng này phát triển bền vững hơn nữa. Tại Đồng Tháp, tỉnh này vừa ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra với mục tiêu phát triển ngành hàng cá tra bền vững, hiện đại dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ số tiên tiến vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó đặt mục tiêu, đến năm 2025, Đồng Tháp có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi và 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Lê Hoàng Vũ

MC1: UBND tỉnh Quảng Trị vừa làm việc với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) về Chương trình thành phố xanh Quốc tế (OPCC) năm 2023-2024. Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, Quảng Trị là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ… gây khó khăn cho đời sống người dân. Tỉnh đã phát huy nội lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn, nâng cao năng lực ứng phó của người dân, có kế hoạch trong tổ chức sản xuất, nâng cấp các công trình ứng phó với thiên tai; hướng đến sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, ban hành lịch thời vụ theo các tiểu vùng khí hậu để người dân ổn định cuộc sống, gắn kết hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, lãnh đạo UBND tỉnh ủng hộ tham gia OPCC tại tỉnh Quảng Trị.

Võ Dũng

MC1: Trong số 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Tuyên Quang đang đứng ở vị trí thứ tư trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đặc biệt hơn, việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP của địa phương này luôn chú trọng theo định hướng sản xuất nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường.  Theo đại diện Sở NN-PTNT Tuyên Quang, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn trên địa bàn tỉnh. Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ áp dụng ngày càng nhiều. Từ đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân chuyển đổi sang phát triển sản xuất nông nghiệp sạch.

Đào Thanh

MC2: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp” của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

Tự động

Phát triển bền vững từ cà phê đặc sản

Trước tình trạng cây cà phê có những biểu hiện suy thoái, nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đã đẩy mạnh sản xuất cà phê sạch để nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến cà phê bền vững và sản phẩm cà phê đặc sản.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời sự

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD
Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô
Thời sự

Trong đợt không khí lạnh này, Bắc bộ thời tiết ít thay đổi. Từ đêm nay, ở Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét.

Thời tiết nông vụ ngày 01/11/2024: Gió lạnh tăng cường, Bắc bộ bớt hanh khô