Phát triển cà phê chất lượng cao đáp ứng thị trường quốc tế

Có diện tích cà phê lớn thứ 2 cả nước, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là phát triển cà phê đặc sản.

Minh Hậu  | 11:39 02/12/2023

Phát triển cà phê chất lượng cao đáp ứng thị trường quốc tế

Tự động

Phát triển cà phê chất lượng cao đáp ứng thị trường quốc tế

Thực hiện nội dung: Minh Hậu

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC2: Thưa quý vị và bà con! Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê lớn thứ 2 của cả nước (sau Đắk Lắk) với khoảng 176 nghìn ha. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện nhiều giải pháp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt phát triển cà phê đặc sản. Ghi nhận của phóng viên Minh Hậu.

Nhạc nền:

MC2: Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng cho cà phê, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện hàng loạt biện pháp trong canh tác. Đặc biệt sử dụng giống mới, chất lượng cao vào tái canh, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó là ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ và khuyến cáo nông dân tổ chức thu hái cà phê chọn lọc. Việc này đã góp phần cải thiện cả chất và lượng cho cà phê, góp phần gia tăng gía trị, giúp các hộ sản xuất cải thiện nguồn thu nhập.

Điển hình như mô hình cà phê hữu cơ tại HTX Hoa Linh Coffee (xã Tân Châu, huyện Di Linh, Lâm Đồng). Hiện nay, với quy trình thu hái chọn lọc, tập trung chế biến cà phê hữu cơ nên sản phẩm được thị trường đón nhận và có mức gía cao gấp đôi cà phê thông thường. Ông Trần Mai Bình, Giám đốc HTX Hoa Linh Coffee chia sẻ, HTX vận động các hộ liên kết thu hoạch trái chín, thu hoạch có chọn lọc để nâng cao chất lượng. Ông Trần Mai Bình nói: (Băng 1)

Băng ông Trần Mai Bình

Băng 1: Hợp tác xã Hoa Linh vận động các hộ liên kết hái tỉa, hái chín với tỉ lệ trên 80% để lấy nguyên liệu làm cà phê chất lượng cao. Năm nay, dự kiến hợp tác xã sử dụng quả chín trên 98% là khoảng 80 tấn cà phê nhân. Nói chung, những năm gần đây chất lượng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản thì thị trường tiêu thụ rất tốt, hàng không đủ cung ứng. 

MC2: Hiện nay, cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Lâm Đồng và trong diện tích 176 nghìn ha có khoảng 159 nghìn ha cà phê vối, 16 nghìn ha cà phê chè và khoảng trên 200ha cà phê mít. Để ngành hàng này phát triển bền vững, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác. Đặc biệt kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng chia sẻ, địa phương lên kế hoạch tái canh cà phê từ năm 2013 và đến nay đạt kết quả khả quan. Năng suất cà phê trung bình hiện nay đạt 3,3-3,5 tấn nhân/ha, nhiều vùng có năng suất lên đến 6 tấn nhân/ha. Địa phương cũng lồng ghép các chương trình dự án nhằm thúc đẩy ngành cà phê phát triển theo hướng bền vững. Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: (Băng 2).

Băng 2: Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước. Để nâng cao chất lượng cà phê thì ngành nông nghiệp cũng như các địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất là thực hiện tái canh cà phê; thứ 2 là thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến cà phê; thứ 3 là xây dựng các chuỗi liên kết; thứ 4 là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình canh tác như tưới tiết kiệm, phát triển hữu cơ, lồng ghép các chương trình của Trung tâm Khuyến nông, dự án VnSAT đã đầu tư các nhà kho, sân phơi cho các HTX trên địa bàn tỉnh, các đường giao thông nội đồng khu sản xuất cà phê, hỗ trợ công nghệ sấy, chế biến cho các tổ chức và cá nhân.

MC2: Theo ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, sản lượng cà phê của tỉnh hiện đạt trên 600 nghìn tấn/năm. Các sản phẩm cà phê của địa phương đang được xuất khẩu qua thị trường châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia…, các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Năm 2022, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh đạt trên 90 ngàn tấn với giá trị đạt trên 180 triệu USD… Để đáp ứng nhu cầu thị trường, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh Lâm Đồng bước đầu đưa ra các phương hướng trong việc tổ chức sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất nhằm đáp ứng Quy định chống phá rừng EUDR. Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho hay, ngành nông nghiệp đã phối hợp cùng các địa phương, các tổ chức quốc tế để triển khai các nội dung nhằm đảm bảo yêu cầu của thị trường.  (Băng 3)

Băng 3: Cà phê là cây trồng chủ lực, đặc biệt trong phát triển cà phê thì nghiêm cấm việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng. Hiện nay, tỉnh đang triển khai các bước trong quy định về cà phê chống mất rừng (EUDR). Các địa phương, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các tổ chức quốc tế để triển khai các nội dung này và Bộ NN-PTNT cũng đã có những hội nghị để triển khai. Phía ngành nông nghiệp tỉnh hiện nay đã triển khai đến các địa phương và đưa ra các giải pháp để đảm bảo sản xuất cũng như xuất khẩu không bị ách tắc khi EUDR có hiệu lực.

MC1: Thưa quý vị và bà con, cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Lâm Đồng và đây là ngành hàng xuất khẩu triệu USD nên ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng luôn có sự quan tâm, đầu tư phát triển. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, tổ chức thu hái chín, nâng cao chất lượng, giá trị. Địa phương cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp tổ chức phổ biến kiến thức, quy định mới về EUDR để có phương hướng tổ chức sản xuất hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhạc

MC1: Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Phát triển cà phê chất lượng cao đáp ứng thị trường quốc tế của Nông nghiệp radio hôm nay. Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con!

 

Tự động

Phát triển cà phê chất lượng cao đáp ứng thị trường quốc tế

Có diện tích cà phê lớn thứ 2 cả nước, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là phát triển cà phê đặc sản.

Minh Hậu

Tin liên quan

Các chương trình

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm
Phóng sự

Người Bana tại nhiều ngôi làng của tỉnh Kon Tum đã cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các giá trị bản địa.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm
Hàng vạn quả bưởi Soi Hà đã lên đường sang Anh quốc
Phóng sự

Đây cũng mở ra cơ hội lớn giúp nâng cao giá trị và thương hiệu của giống bưởi Soi Hà, loại bưởi đặc sản thơm ngon số 1 xứ Tuyên.

Hàng vạn quả bưởi Soi Hà đã lên đường sang Anh quốc