Phía sau người nông dân có gì?

Xây dựng hệ thống lương thực bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau; Năm 2022, công tác hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường được duy trì tốt.

Xuân Hào  | 07:09 09/12/2022

Phía sau người nông dân có gì?

Tự động

hôm qua, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc – FAO tại Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ Quốc tế ISG 2022 với chủ đề “Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”. Với “Tư duy đổi mới” và “Cùng hành động”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Nhân dịp này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông báo tin vui, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững” sẽ diễn ra vào tháng 4 năm 2023 tại Hà Nội. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.

Phạm Huy

  • Năm 2022, công tác hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường được duy trì tốt

Cũng trong ngày hôm qua, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023. Báo cáo tại Hội nghị, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong năm 2022, công tác hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường đối với nông sản của Việt Nam được duy trì tốt. Bên cạnh đó, công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với các sản phẩm nông sản chủ lực tiếp tục được quan tâm và mở rộng, điều này đã góp phần giúp cho sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì và gia tăng cả về số lượng, khối lượng và giá trị hàng hóa.

Phạm Hiếu

  • Thời gian vàng để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Hôm qua, Tổ Điều hành Diễn đàn 970 - Bộ NN-PTNT đã chủ trì tổ chức Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ. Phát biểu kết thúc diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, chỉ còn hơn 1 tháng là đến Tết Nguyên đán, đây là thời gian vàng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia diễn đàn, các đơn vị thống nhất từ nay đến tết cần kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường. Ngoài ra, cần đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả các mặt hàng tiêu thụ trong dịp Tết.

Quang Linh

  • Phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông xuân 2022 - 2023, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 4 - 5 đợt rét đậm. Trong thời gian chuyển mùa, nhiệt độ giảm mạnh, nếu không được chăm chóc, quản lý tốt, động vật thủy sản dễ bị chết rét và nhiễm bệnh. Vì vậy, để chủ động phòng chống rét, dịch bệnh cho động vật thủy sản, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, phường, thị trấn hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện các nội dung như đảm bảo mực nước, độ sâu ao nuôi, che phủ bề mặt ao, bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng cho cá, bón vôi định kỳ để bảo vệ môi trường ao, quan sát các hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời…

Lưu Hòa

  • Công trình Cái Lớn – Cái Bé điều tiết nước cho hơn 384.000ha đất sản xuất

Sau gần hơn 1 năm đưa vào vận hành, đến nay, “siêu cống” Cái Lớn - Cái Bé nối huyện Châu Thành và huyện An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang đã thực sự phát huy hiệu quả trong vai trò điều tiết nguồn nước, ngăn chặn, hạn chế thiên tai, phục vụ sản xuất. Qua các đợt xâm nhập mặn trong năm nay, cống Cái Lớn - Cái Bé đã điều tiết nước cho hơn 384.000ha đất sản xuất vùng bán đảo Cà Mau, gồm: TP Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang. Đồng thời giữ ngọt cho vùng trồng lúa, cung cấp nước có độ mặn phù hợp cho vùng vùng nuôi tôm và các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp giúp hàng ngàn người dân trong vùng an tâm sản xuất. Dự án đã giúp kiểm soát mặn, ngọt trên diện tích khoảng 20.000 ha, nhờ vậy, không phải đắp trên 100 đập, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng.

Quỳnh Anh

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo cho tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ Quốc tế ISG 2022 với chủ đề “Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam” tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, để thực hiện được điều này, chúng ta phải bắt đầu từ việc đồng hành, thấu hiểu người nông dân, thay đổi nhận thức, hành vi của họ, để họ ý thức được trách nhiệm và lựa chọn phù hợp giữa mục tiêu dài hạn với nguồn lợi trước mắt. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời quý vị cùng đến với những chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Băng 2:36 – 5:24

“Nhiều khi chúng ta phải cung một công việc để…. Lúc nào cũng đồng hành, cũng trăn trở giống như người nông dân.”

Phạm Huy

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 9/12/2022.

  Hôm nay, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến sẽ đi công tác tại tỉnh Tây Ninh

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam có chuyến công tác tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cũng sẽ có chuyến đi công tác địa phương.

Quỳnh Anh

Tự động

Phía sau người nông dân có gì?

Xây dựng hệ thống lương thực bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau; Năm 2022, công tác hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường được duy trì tốt.

Xuân Hào

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc