Phục hồi nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ
Trước thực trạng nguồn lợi hải sản suy giảm, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi, hoạt động khai thác ở vịnh Bắc Bộ đã được Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện.
Đinh Mười | 15:04 24/12/2023
Phục hồi nguồn lợi hải sản ở Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bắc bộ là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là nơi lưu giữ nguồn lợi sinh vật biển vô cùng phong phú, nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm he, mực nang, mực ống, cá hồng, cá song, cá tráp, cua, ghẹ,…
Những năm gần đây, theo xu thế chung, nguồn lợi hải sản ở Vịnh Bắc bộ đã suy giảm rất nhiều so với trước đây. Các vùng biển khác nhau ở nước ta có mức độ suy giảm nguồn lợi hải sản khác nhau, khác nhau cả về nhóm đối tượng.
Trong đó, các nhóm cá nổi nhỏ, cá nổi lớn có xu hướng giảm nhẹ nhưng hải sản tầng đáy thì lại có mức độ suy giảm mạnh cả về chất và lượng. Bên cạnh đó, hàng loạt các loài hải đặc sản có nguy cơ biến mất, các loài cá tạp chất lượng thấp đang dần chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác.
Tiến sĩ Vũ Việt Hà, trưởng phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản (Viện Nghiên cứu Hải sản) cho biết:
(Trích ghi âm PV Tiến sĩ Hà 1)
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT), Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi hải sản suy giảm nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chính. Ngoài nguyên nhân do áp lực khai thác tăng cao, tình trạng khai thác vào khu vực bãi đẻ, bãi ương, vào mùa sinh sản,… thì vấn đề ngư cụ khai thác có mức độ tận diệt, xâm hại nguồn lợi cao là một trong những nhân tố làm suy giảm nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ.
Ông Nguyễn Quang Hùng chia sẻ:
(Trích PV ông Nguyễn Quang Hùng 01)
Trước thực trạng nguồn lợi hải sản suy giảm, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi, hoạt động khai thác, ở vùng biển vịnh Bắc bộ đã được Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện, có giá trị thực tiễn khi áp dụng vào thực tế.
Cùng với đó, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn lợi hải sản bền vững, cùng với tuyên truyền, tái tạo là tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Qua đó, bước đầu đã giúp ngư dân dần thay đổi thói quen, chủ động hơn trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản trên biển. Đồng thời bước đầu khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.
Ông Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản chia sẻ:
(Trích phỏng vấn ông Bát 01)
Theo ghi nhận của PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, khi giá xăng dầu tăng trong khi giá các mặt hàng thủy sản ít biến động, thu nhập bấp bênh khiến nhiều ngư dân chuyển lên bờ tìm công việc khác ít rủi ro hơn.
Thực trạng này đang khiến nhiều chủ tàu cá trên địa bàn thành phố “đỏ mắt” tìm lao động hoặc chấp nhận ra khơi mà không đủ quân số, khó khăn cứ thế ngày càng chồng chất. Điều này diễn ra ở hầu khắp các tỉnh, thành ven biển phía Bắc.
Hiện tại, các bên liên quan khác nhau, bao gồm cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, lực lượng chấp pháp trên biển, bà con ngư dân, cơ quan nghiên cứu khoa học đã và đang vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ để phục hồi nguồn lợi hản sản trên biển.
Tuy vậy, trong tình hình áp lực khai thác tăng cao, các ngư cụ khai thác có mức độ tận diệt, xâm hại nguồn lợi hải sản vẫn tồn tại, các hệ sinh thái biển suy giảm về diện tích hay vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Những nỗ lực trong việc phục hồi nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc bộ nói riêng, vùng biển Việt Nam nói chung gặp nhiều thách thức.
Ông Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản cho biết thêm:
(Trích phỏng vấn ông Bát 02)
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục kiểm ngư (Bộ NN-PTNT), trong bối cảnh chung là suy giảm nguồn lợi thủy sản trên biển, các lực lượng chức năng và các địa phương cần tập trung thực hiện 4 giải pháp trọng tâm để từng bước phục hồi nguồn lợi hải sản.
Hiện tại, nước ta đã có cơ sở pháp lý quan trọng là luật thủy sản có hiệu lực từ năm 2019 để chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm. Đây là cơ sở để mỗi bên liên quan xác định nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong triển khai thực hiện.
Cùng với việc tăng cường kiểm tra giám sát của các lực lượng chấp pháp trên biển, cơ quan chức năng, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngư dân khi thực thi luật thủy sản.
Ông Nguyễn Quang Hùng – Cục trưởng Cục Kiểm ngư chia sẻ:
(Trích ghi âm pv ông Hùng)
Trên thực tế, việc sản lượng cá suy giảm ảnh hưởng đến sinh nhai của người dân, bởi hiện nay, có rất nhiều hộ dân ở các tỉnh, thành ven biển phụ thuộc vào nghề cá hoặc trực tiếp đi đánh bắt cá hoặc sống bằng các nghề phát sinh từ khai thác cá.
Hải sản chính là nguồn sống, là kế sinh nhai của ngư dân, do vậy, khi nguồn lợi suy giảm đến một mức nào đó, sản phẩm đánh bắt không đủ để bù chi phí cho chuyến đi biển, người dân sẽ không thể ra khơi bám biển.
Chắc chăn sẽ có rất nhiều thách thức trong quá trình thực hiện quản lý bền vững nguồn lợi hải sản nhưng theo các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực thủy, hải sản,… tư tưởng, nhận thức của bà con ngư dân là vấn đề cốt lõi. Khi giải quyết được vấn đề này, mọi giải pháp sẽ được triển khai và những tồn tại, hạn chế sẽ dần được khắc phục.
Phục hồi nguồn lợi hải sản ở vịnh Bắc Bộ
Trước thực trạng nguồn lợi hải sản suy giảm, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi, hoạt động khai thác ở vịnh Bắc Bộ đã được Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện.
Đinh Mười
Tin liên quan
Các chương trình
Hoa cúc Ninh Giang đã tạo được thương hiệu ở khu vực Nam Trung bộ vì màu hoa tươi, sáng, bông to, lâu tàn tượng trưng cho sự sum vầy trong ngày Tết.
Từ trồng lúa và rau màu trên đất bãi, Phù Đổng nay đã trở thành vùng sản xuất hoa giấy lớn nhất nhì miền Bắc và tự chủ từ giống gốc tới cây thành phẩm.