Quy định SPS - 'thẻ xanh' đưa nông sản Việt vào thị trường khó tính
Đến nay, Việt Nam đã tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã được ký kết chính thức. Do đó, việc phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương thích ứng nhanh với các quy định của thị trường, trong đó có quy định SPS là rất cần thiết.
Kim Anh | 09:38 14/11/2023
Quy định SPS – 'Thẻ xanh' đưa nông sản Việt đi vào thị trường khó tính
MC 1: Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang sụt giảm, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng, trở thành “điểm sáng” của ngành nông nghiệp trong năm 2023. Theo các chuyên gia, có được điều này là do chúng ta đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đến nay, nước ta đã tham gia 19 FTA, trong đó 16 FTA đã được ký kết chính thức. Một số FTA được đánh giá là thế hệ mới, với nhiều cam kết sâu rộng và toàn diện về quy định an toàn thực phẩm và dịch bệnh động thực vật trong xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy, việc phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương thích ứng nhanh với các quy định của thị trường là rất cần thiết.
MC 2:
Thưa quý vị, trong tháng 11 này, một loạt chương trình phổ biến các quy định của thị trường nhập khẩu, các cam kết về SPS cũng như thông tin về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở một số quốc gia trọng điểm trên thế giới đã và đang được Văn phòng SPS Việt Nam triển khai tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL như: TP Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, việc phổ biến các quy định SPS, quy định thị trường đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt dành được “tấm thẻ xanh để thâm nhập vào các thị trường khó tính, phát triển một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững, theo tiêu chuẩn quốc tế. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phấn khởi cho biết:
[Bang NGO XUAN NAM]:
Có nhiều Hiệp định thương mại tự do được xem là thế hệ mới bởi vì trong các hiệp định này có nhiều cam kết được cho là cam kết chất lượng cao. Cam kết các quy định về an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh động thực vật trong thương mại nông sản. Cũng như các cam kết về hài lòng hóa các tiêu chuẩn, quy định giữa các quốc gia khi tham gia hiệp định. Đặc biệt là những cam kết mới trong Hiệp định EVFTA gần đây như cam kết giảm phát thải khí nhà kính, các cam kết về sử dụng lao động”.
Đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật, việc tuân thủ các quy định của SPS là chìa khóa quan trọng nhất để mở cửa cho nông sản Việt Nam vào các thị trường kể cả những thị trường khó tính nhất. Các doanh nghiệp xuất khẩu, cần xây dựng bộ phận kỹ thuật, pháp lý để theo dõi, nắm bắt những quy định, yêu cầu của thị trường để đưa ra định hướng sản xuất phù hợp. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường bày tỏ:
[Bang NGUYEN NHU TIEP]: “Sản phẩm của chúng ta rất chất lượng, rất được ưa chuộng, nhưng chúng ta chưa chiếm lĩnh được nhiều thị trường. Chúng ta mở cửa thị trường tương đối tốt, xuất khẩu trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ như chúng ta có thẻ xanh vào chợ nhưng vào chợ rồi loay hoanh không biết bán gì. Định hướng sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả chiến lược cũng như chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm chúng ta là sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo tín hiệu thị trường. Nói rất dễ nhưng làm rất khó, phải biết người ta cần gì, cần bao nhiêu, cần loại hàng nào, cần chất lượng gì”.
Hiện nay, tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp tại ĐBSCL trong năm 2023 đạt khoảng 100 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Huỳnh Kim Định, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, kiêm Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL nhận định, đây là thời điểm vàng cho xuất khẩu nông sản ĐBSCL, do đó không thể bỏ qua vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quan sát về chuỗi giá trị hàng hóa, bà Huỳnh Kim Định đánh giá việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ngoài việc đạt được tiêu chuẩn để bán được cho khách hàng, còn là sự quay lại của khách hàng, nếu vướng một hai lần hoặc bị cấm xuất khẩu sẽ ảnh hưởng nguyên cả ngành hàng, việc mở cửa lại cũng cực kỳ khó khăn.
[Bang HUYNH KIM DINH]: “Các chỉ tiêu lấy mẫu của họ rất lớn, ví dụ như lần đầu tiên S họ lấy cho mình chỉ 10% sau mình làm nhiễm họ tăng lên 50%. Nghĩa là 50% lượng hàng hóa mình xuất khẩu qua họ khui ra hết và họ lấy 50% lượng mẫu để kiểm soát. Như vậy hàng hóa mình đưa ra thị trường cũng bầm dập, cho nên cũng rất khó khăn, vì vậy việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng”.
MC1: Thưa quý vị, theo thông tin mà Nông nghiệp radio có được thì, thời gian tới, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ tiếp tục có những hoạt động phổ biến các thông tin quy định về quy định SPS, quy định của thị trường đến người sản xuất, các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Để các đơn vị chủ động, sáng tạo trong nắm bắt thông tin thị trường, giữ vững vị thế xuất khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần tăng cường trao đổi thông tin với Văn phòng SPS để kịp thời nắm bắt các thông tin thay đổi từ các nước nhập khẩu.
Kim Anh
Quy định SPS - 'thẻ xanh' đưa nông sản Việt vào thị trường khó tính
Đến nay, Việt Nam đã tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã được ký kết chính thức. Do đó, việc phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương thích ứng nhanh với các quy định của thị trường, trong đó có quy định SPS là rất cần thiết.
Kim Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.